• Trang chủ
  • Tại sao ông Táo về trời bằng cá chép?

    Tại sao ông Táo về trời bằng cá chép?

    0
    2327

    Thả cá chép tiễn ông Táo về trời


    Những ngày cuối năm mọi người khắp nơi háo hức, rộn ràng chuẩn bị đón Tết. Ngày 23 tháng 12 - ngày Tết ông Táo - cũng chính là ngày đầu tiên chào đón Tết .


    Vào ngày này, gia đình đi chợ đều không quên mua một hoặc ba con chép để cúng ông Táo. Người Việt tin tưởng rằng, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để báo cáo chuyện bếp núc và mọi việc xảy ra trong gia đình Táo quân quản lý với Ngọc Hoàng. Chắc bạn thắc mắc vì sao ông Táo lại cưỡi cá chép mà không phải là con vật khác không?


    Cá chép vàng là một loài động vật sống  trên Thiên Đình, do vi phạm luật trời nên bị Ngọc Hoàng đày xuống trần gian để Tu Hành, chuộc lại lỗi của mình gây ra. Sau khi Tu Hành thành chính quả, cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay trở về trời. Còn Ông Táo là do Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để theo dõi, quan sát loài người, ai là người Thiện, ai là người Ác. Cuối năm ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra dưới trần nhưng muốn bay lên Trời thì ông Táo phải nhờ đến cá chép vàng mới lên được.


    tai-sao-ong-tao-ve-troi-bang-ca-chep


    Do đó, trong mâm cúng đưa tiễn ông Táo cuối năm ngoài trái cây, hoa, nhang, đèn, áo, mũ, hia,…bao giờ người Việt cũng chuẩn bị cá chép (cá chép vàng càng tốt). Sau khi cúng cá chép được thả ra sông hay ra ao với ý nghĩa “cá chép hóa rồng” đưa Táo Quân về trời. Ngoài ra, cá chép hóa rồng” còn ngụ ý của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt qua khó khăn, sự kiên trì, bền chí để đạt được thành công, tượng trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.




    Đọc thêm: Lễ cúng tiễn ông táo về trời hằng năm như thế nào?



    Phóng sinh cá ngày Tết Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam


    Với mong muốn Táo quân sẽ “phù hộ” cho gia đình mình gặp nhiều may mắn, , người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách trang trọng.



    Thời gian cúng ông Táo


    Theo quan niệm dân gian của người Việt Nam, lễ cúng ông Táo thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc vào sáng ngày 23. Trong đó thời gian được coi là đẹp nhất là vào buổi sáng ngày 23, nếu gia đình bận công việc thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên thiên đình trình báo. Nếu cúng vào buổi trưa hay chiều 23 tháng Chạp có thể Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.


    Theo Nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Hồng Hải cho rằng, tuy giờ Ngọ là giờ đẹp để cúng nhưng thực tế, nhiều gia chủ không có thời gian để cúng, thả cá vào giờ này. Vì vậy, có thể không  bắt buộc cúng ông Táo vào lúc giữa trưa. Thay vào đó, gia chủ có thể cúng bắt đầu từ 23h đêm ngày 22 cho đến trước giờ Hợi (21h -23h) ngày 23 tháng Chạp.


    Lưu ý khi đi thả cá đưa ông Táo về trời


    Khi phóng sinh cá, bạn cần lựa chọn, xem xét kỹ môi trường nơi thả có thích hợp để cá chép sinh tồn hay không? Nước có ô nhiễm không?...


    thoi-gian-tha-ca-chep-de-ong-tao-ve-troi


    Tâm thái khi đi thả cá rất quan trọng, cần vui vẻ, thoải mái đi phóng sinh cá. Trong lúc thả cá cũng không cần phải cầu khấn gì, chỉ cần nghĩ đơn giãn là mình đang phóng sinh, đơn thuần cứu vớt chúng sinh là được.


    Thả từ từ nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá chép có cơ hội sống. Bên cạnh, thả cá chép, gia đình còn thả cả tro cúng Táo quân xuống nước, nhưng hành động này không nên vì làm ô nhiễm nguồn nước.


    Sau khi thả cá, nên đứng chờ xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá bị mắc kẹt hoặc lưu luyến chưa muốn rời đi.




    Xem thêm: Nhận đặt mâm cúng ông táo trọn gói đầy đủ lễ


    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815