• Trang chủ
  • Cúng ông Táo Việt Nam có gì đặc biệt hơn các nước khác?

    Cúng ông Táo Việt Nam có gì đặc biệt hơn các nước khác?

    0
    1546

    Cúng ông Táo Việt Nam có gì đặc biệt hơn các nước khác?


    Ngày Tết ông Táo vào 23 tháng 12 hàng năm là ngày đầu tiên của mùa Tết nguyên đán, mọi gia đình đều đón Tết ông Táo theo phong tục truyền thống truyền lại nhưng ở các nước sẽ có hình thức khác nhau.



    Các nước cúng ông Táo


    Ngoài Việt có phong tục cúng, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore cũng cùng gia đình đón ngày 23 tháng 12 với ý nghĩa là ngày cúng các vị thần Bếp và cũng là ngày đầu tiên để chào đón năm mới.


    Ông Táo về trời bằng cá chép


    Ở Việt Nam, các Táo sẽ về chầu trời bằng cá chép, nhưng ở các nước khác như  Trung Quốc, Đài Loan thì ông Táo sẽ cưỡi một con ngựa giấy.


    ca-chep-dua-ong-tao-ve-troi



    Đồ cúng Ông Táo


    Đồ cúng ông Táo của người Việt gồm mũ, áo, hài Táo quân và lễ vật khác như hoa quả, lễ mặn. Đồ cúng ông Táo của người Trung Quốc lại là nước, bánh kẹo, đậu nành và thức ăn cho gia súc (dành cho ngựa của các vị thần Bếp).


    Lễ cúng ông Táo thường có kẹo ngọt


    Lễ cúng cúng ông Táo ở Việt Nam hay của cộng đồng các quốc gia Hoa ngữ đều có một loại kẹo kéo (hoặc mạch nha) cực kỳ ngọt, với ý nghĩa mong ông Táo sẽ nói những điều tốt đẹp nhất về gia đình. Thậm chí người Trung Quốc còn đặt viên kẹo này vào miệng của thần Bếp (giấy).


    >>> Xem thêm: Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo đầy đủ lễ


    mam-cung-ong-tao-tron-goi


    Sự tích Táo quân


    Sự tích Táo quân của người Việt là sự tích về “2 ông, 1 bà” nhưng sự tích thần Bếp của Trung Quốc là “2 bà, 1 ông” đấy.


    Đặc điểm ông Táo


    Đặc điểm chung của các thần Bếp (Táo quân) trong văn hóa của nhiều quốc gia nói tiếng đều là họ có trách nhiệm bảo vệ cho gia đình và quán xuyến nhà bếp, lắng nghe mọi việc tốt xấu của mọi người trong gia đình để đến cuối năm báo cáo với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ dựa vào đó quyết định phúc lộc, may mắn hay phạt đối với từng gia đình trong năm mới.



    Chuẩn bị đồ cúng ông Táo


    23 tháng 12 người Việt thường cùng gia đình sắm sửa lễ vật cún và phóng sinh cá chép. Người Trung Quốc cũng cùng gia đình chuẩn bị đồ cúng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ và chuẩn bị mâm kẹo mạch để cúng ông Táo.


    Tục dựng cây nêu ngày Tết


    Ngày xưa, người Việt còn có tục dựng cây nêu ngày Tết vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Xuất phát từ quan niệm kể từ ngày này Táo quân về trời và vắng mặt cho tới đêm Giao thừa thì ma quỷ tìm đến quấy rối nhà cửa nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Hiện giờ, một số ít vùng miền vẫn giữ được truyền thống này.


    >>> Đọc thêm: Phong tục và cách cúng ông táo về trời cuối năm


    tuc-dung-cay-neu-ngay-tet



    Mở cửa bếp đón ông Táo


    Chiều ngày 30 Tết, gia đình Việt cũng sẽ làm mâm cỗ mặn để đón Táo quân về ăn Tết cùng chào đón năm mới. Ở Trung quốc, người dân mở cửa bếp để đón thần Bếp trở về nhà vì theo truyền thống thần Bếp sẽ về ăn Tết cùng gia đình cùng với tất cả các vị thần khác.


    Mặc dù Tết Táo quân ở một số quốc gia có vài nét khác nhau nhưng nó vẫn chứa đựng những điều đặc biệt của văn hóa phương Đông và hơn nữa nó mang ý nghĩa hạnh phúc, ấm áp về gia đình đối với tất cả mọi người.


    Hy vọng với những điều thú vị trên về Tết ông Táo bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất giúp hiểu rõ hơn về ngày Tết ông táo truyền thống của Việt nam.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815