• Trang chủ
  • Phong tục và cách cúng ông táo về trời cuối năm

    Phong tục và cách cúng ông táo về trời cuối năm

    0
    1825

    Phong tục và cách cúng ông táo về trời cuối năm


    Theo phong tục truyền thống của người Việt, nhà nào cũng thờ Táo quân. Táo quân gồm hai ông và một bà, tượng trưng bếp có 3 cỗ, “chiếc kiềng 3 chân” ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.


    Táo quân còn được gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, do đó còn được gọi là Vua Bếp. Táo quân quanh năm chỉ ở trong khu bếp, nhưng biết hết mọi chuyện trong nhà, vì vậy để Vua Bếp “phù hộ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ đưa tiễn ông Táo cuối năm về chầu Trời rất trọng thể.




    cach-cung-ong-tao-ve-troi Phong tục và cách cúng ông táo về trời cuối năm

    Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình làm mâm cỗ cúng để đưa tiễn ông Táo về trời. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo mọi việc xảy ra trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng. Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện niềm tin của người dân, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn bình yên, hạnh phúc và ấm áp.


    >>> Đọc thêm: Sự tích ông Táo ông Công ngày 23 tháng chạp


    Ngoài ra, theo quan niệm của dân gian, Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp phù hộ, trợ giúp cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc.



    Lễ vật cúng Ông Táo gồm có:


    Mũ Ông Công 3 chiếc (2 mũ cho 2 Táo ông và 1mũ Táo bà). Mũ của các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà không có cánh chuồn. Những mũ này được trang trí với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Táo thay đổi hàng năm theo ngũ hành.


    Những đồ “vàng mã” (mũ, áo, hia, và một số vàng thỏi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo  vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ.


    phong-tuc-cung-ong-tao


    Theo tục cổ xưa, riêng đối với những gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân thêm một con gà luộc. Gà luộc này thường phải gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ỷ nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.


    Ngoài ra, để các ông và bà Táo có phương tiện về trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép này sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông) sau khi cúng. Miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ để làm phương tiện cho Táo quân về trời.. Còn ỏ miền Nam thì cúng đơn giãn hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ và ít bánh kẹo.



    Bài cúng Táo quân


    Nam mô a di đà Phật!


    Nam mô a di đà Phật!


    Nam mô a di đà Phật!


    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương


    Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.


    Tín chủ (chúng) con là: ……………


    Ngụ tại:…………


    Hôm nay, ngày 23 tháng chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.


    Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.


    Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.


    Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.


    Nam mô a di đà Phật!


    Nam mô a di đà Phật!


    Nam mô a di đà Phật!

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815