Skip to content
Dịch Vụ Đồ Cúng
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ chính
  • Bài cúng
  • Làm mẹ
    • Mẹo vặt
    • Trẻ thơ
  • Phong thủy
    • Ngũ hành
  • Phong tục tập quán
  • Tin tức
    • Giải trí
    • Thời sự
  • Liên hệ
Dịch Vụ Đồ Cúng
Chủ đề nổi bật
  • Cúng Đầy Tháng – Mâm cúng đầy tháng đầy đủ nhất
  • Cúng Đầu Năm | Đồ Cúng Trọn Gói
  • Cúng giao thừa năm 2017 Đinh Dậu
  • Cúng giỗ tổ nghề may trọn gói
  • Cúng giổ tổ nghề sân khấu – 11 cúng chay 12 cúng mặn
Categories Phong tục tập quán

Ý nghĩa mâm cúng ngày giỗ tổ sân khấu

Bởi legiang 21/09/2018 0 99 Views

Các ngành nghề ở Việt Nam đều có Thủy tổ- người sáng lập và truyền dạy cho đời sau, mưu sinh bằng nghề đó. Ngành sân khấu cũng vậy.

Ý nghĩa ngày giỗ tổ sân khấu Việt Nam

 

Ngày giỗ tổ sân khấu là một ngày ý nghĩa và thiêng liêng đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực sân khấu. Đó là ngày nghệ sĩ thắp nén hương kính trọng tri ân tổ sư, những bậc tiền bối đã có công khai phát, truyền dạy bộ môn nghệ thuật sân khấu, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Đây cũng là dịp để các lớp nghệ sĩ có cơ hội gặp và chia sẻ cùng nhau, để tăng thêm thân tình giữa các nghệ sĩ.

Nguồn gốc ngày cúng giỗ tổ sân khấu

 

Cứ vào ngày 11-13 tháng 8 âm lịch hàng năm, những người làm nghề sân khấu phía Nam tổ chức giỗ tổ nghề trang trọng và thành kính. Bắt đầu từ năm 2010 Việt Nam chính thức lấy ngày 12/08 âm lịch làm Ngày sân khấu Việt Nam, nâng hoạt động nghệ thuật lên một tầm cao mới. Vào ngày này, một số sân khấu nhà nước ở Miền Trung, Miền Bắc cũng khôi phục nét đẹp văn hóa giỗ tổ nghề truyền thống.

 

Đến nay, ngày giỗ tổ sân khấu còn lưu lại rất nhiều truyền thuyết. Chắc có lẽ câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất là truyền thuyết về “Hai hoàng tử mê hát”. Trên bàn thờ tổ sân khấu bao giờ cũng có thờ tượng hai em bé mà theo truyền thuyết đó là hai hoàng tử vì mê xem hát mà chết trong buồng hát đúng vào ngày 12/8 âm lịch. Người nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm hai vị thần phù hộ cho nghề và lấy ngày mất của hai vị làm ngày cúng giỗ tổ.

 

Đã qua nhiều thập kỹ nhưng nhiều làng quê vẫn còn thờ ông tổ sân khấu, ví dụ như ở Điện Minh. Ở đây có làng tên Xướng An- nơi yên ổn của giới xướng ca vô loài, gồm ca kỹ, ăn xin,…Chuyện kể, dân làng này đã cùng Đào Duy Từ vào nam, người đã vượt biên vào Đàng, là một ông tổ của sân khấu. Hàng năm vào dịp cúng thánh hoàng, dân làng Xướng An qua các làng kế bên xin đồ ăn về làm lễ vật- đây là cách nhắc nhỡ truyền thống ca kỹ, ăn xin của làng, dù bây giờ làng đã khá giả.

 

Bên cạnh đó, những nghệ sĩ xuất thân trong gia đình có truyền thống về sân khấu hoặc có tìm hiểu về tổ nghề luôn biết giữ các mỹ tục xưa, nhất là trong các ứng xử với “đồng môn” như ca kỹ, ăn xin. Các nghệ sĩ khi muốn cho tiền ăn xin phải mượn tay người khác không làm trong nghề giúp, bởi họ không muốn xúc phạm đến tổ. Vì theo dân gian truyền nhau, một trong 3 vị tổ sư của nghề sân khấu có người xuất thân là ăn mày. Nếu dính vào điều cấm kỵ này về sau nghề nghiệp sẽ chẳng ra gì.

 

Các nghệ sĩ luôn hướng về Tổ. Vào ngày này, dù bận rộn như thế nào, họ vẫn sắp xếp thời gian để dâng hương trước bàn thờ tổ. Bởi họ tin rằng, nếu không tôn kính tổ nghiệp thì sẽ là ăn không nên hoặc sẽ gặp điều không may, lận đận trong nghề.

Cúng gì vào ngày giỗ tổ sân khấu?

 

Những năm trở lại đây, giỗ tổ nghề được tổ chức vào 3 này 11, 12, 13 tháng 8 tại các nhà thờ lớn. Ngày 11 cúng chay, 12 cúng mặn – ngày chính thức, ngày 13 mời vong linh của các nghệ sỹ đã khuất về cùng kỹ niệm.

>> Xem chi tiết lễ vật cúng giỗ tổ sân khấu: TẠI ĐÂY

 

Vào những ngày này, nghệ sĩ khắp nơi tụ họp về nhà thờ tổ, người mang heo quay, người mang gà luộc, người mang hoa quả dâng lên tổ nghề với lòng kính. Mỗi đơn vị hay sân khấu thường tổ chức giỗ tổ riêng với các nghi thức và hoạt động chủ yếu như: dâng hương Tổ nghiệp, biễu diễn các tiết mục ý nghĩa cho Tổ xem và cuối cùng liên hoa ăn uống, trò chuyện.

 

Giỗ tổ nghề là một nét đẹp trong văn hóa người Việt, thể hiện lòng tôn kính đến các bậc tiền bối, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Cần được duy trì và phát huy.

Đánh giá post
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài trước

Hướng dẫn cách cúng giỗ tổ nghề sân khấu

Bài kế

Chương trình bốc thăm trúng thưởng đặc biệt mừng 6 NĂM sinh nhật Công ty TÂM LINH

Đọc Thêm

Ý nghĩa mâm cúng ngày giỗ tổ sân khấu

Cúng cô hồn tháng 7 chay hay mặn là đúng nhất?

Ý nghĩa mâm cúng ngày giỗ tổ sân khấu

Nên cúng cô hồn tháng 7 vào ngày nào?

Ý nghĩa mâm cúng ngày giỗ tổ sân khấu

Lý do người Việt cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch

Để lại đánh giá Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ chính
  • Bài cúng
  • Làm mẹ
  • Phong thủy
  • Phong tục tập quán
  • Liên hệ

CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Chúng tôi cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói vừa Tâm Linh, An toàn thực phẩm. Ngoài ra Đồ Cúng Tâm Linh còn cung cấp tất cả dịch vụ liên quan đến Tổ Chức Tiệc Tại Nhà, Công Sở .

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 296 Đường Số 10, P.9, Q. Gò Vấp TP.HCM
Email: cskh@docungtamlinh.com.vn
Điện thoại: 1900 636 815
Fax: (028) 3831.4028
Logocom
Copyright © 2025 Dịch Vụ Đồ Cúng
Back to Top
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ chính
  • Bài cúng
  • Làm mẹ
    • Mẹo vặt
    • Trẻ thơ
  • Phong thủy
    • Ngũ hành
  • Phong tục tập quán
  • Tin tức
    • Giải trí
    • Thời sự
  • Liên hệ