Skip to content
Dịch Vụ Đồ Cúng
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ chính
  • Bài cúng
  • Làm mẹ
    • Mẹo vặt
    • Trẻ thơ
  • Phong thủy
    • Ngũ hành
  • Phong tục tập quán
  • Tin tức
    • Giải trí
    • Thời sự
  • Liên hệ
Dịch Vụ Đồ Cúng
Chủ đề nổi bật
  • Cúng Đầy Tháng – Mâm cúng đầy tháng đầy đủ nhất
  • Cúng Đầu Năm | Đồ Cúng Trọn Gói
  • Cúng giao thừa năm 2017 Đinh Dậu
  • Cúng giỗ tổ nghề may trọn gói
  • Cúng giổ tổ nghề sân khấu – 11 cúng chay 12 cúng mặn
Categories Tin tức hàng ngày

Những điều cơ bản cần biết khi đi lễ ở Chùa

Bởi legiang 07/03/2016 0 62 Views

Nhiều người Việt trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết… cùng những ngày có việc quan trọng thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành kính nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, chư vị Bồ Tát, các bậc thánh hiền mà được thiện duyên, giác ngộ, mong tâm được thanh tịnh, đạo được mở mang, tai qua nạn khỏi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.. ước vọng chính đáng ấy được thể hiện khi chúng ta đến trước điện đài của Phật.

Người đi lễ Chùa cần trang bị cho mình một số nguyên tắc khi hiện diện nơi cửa Phật:

Trang phục khi đi lễ ở Chùa:

Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

nhung-dieu-co-ban-khi-di-le-chuaNhững điều cơ bản cần biết khi đi lễ chùa

Sắm sửa lễ vật khi đi Chùa:

Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả… chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Cầu nguyện Khi đi lễ Chùa:

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

Nguyên tắc ra, vào khi đi lễ chùa

Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

Xưng hô khi đi lễ chùa

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Năm bước hành lễ khi đi chùa

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

dichvudocung.com Tổng Hợp

Đánh giá post
Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài trước

Cúng Đầy Tháng – Mâm cúng đầy tháng đầy đủ nhất

Bài kế

Cúng Thôi Nôi | Hướng dẫn Cúng Thôi Nôi đầy đủ nhất

Đọc Thêm

Những điều cơ bản cần biết khi đi lễ ở Chùa

Vì sao lại nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối?

Những điều cơ bản cần biết khi đi lễ ở Chùa

Sự khác nhau giữa lễ Cúng Cô Hồn và lễ Vu Lan

Những điều cơ bản cần biết khi đi lễ ở Chùa

Cúng cô hồn tháng 7 âm lịch như thế nào cho đúng cách

Để lại đánh giá Hủy

BNIX NVME HOSTING
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ chính
  • Bài cúng
  • Làm mẹ
  • Phong thủy
  • Phong tục tập quán
  • Liên hệ

CÔNG TY CP DV ĐỒ CÚNG TÂM LINH

Chúng tôi cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói vừa Tâm Linh, An toàn thực phẩm. Ngoài ra Đồ Cúng Tâm Linh còn cung cấp tất cả dịch vụ liên quan đến Tổ Chức Tiệc Tại Nhà, Công Sở .

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 296 Đường Số 10, P.9, Q. Gò Vấp TP.HCM
Email: cskh@docungtamlinh.com.vn
Điện thoại: 1900 636 815
Fax: (028) 3831.4028
Logocom
Copyright © 2025 Dịch Vụ Đồ Cúng
Back to Top
Menu
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ chính
  • Bài cúng
  • Làm mẹ
    • Mẹo vặt
    • Trẻ thơ
  • Phong thủy
    • Ngũ hành
  • Phong tục tập quán
  • Tin tức
    • Giải trí
    • Thời sự
  • Liên hệ