Chuẩn bị đồ cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì bạn đã biết chưa?
Tết Đoan Ngọ hay tết diệt sâu bọ là một trong những ngày tết quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt. Tuy nhiên, không ít người biết đồ cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì và cần chuẩn bị bao nhiêu.
Nguồn gốc ngày tết Đoan Ngọ của người Việt
Theo tích xưa, tết Đoan Ngọ của người Việt có nguồn gốc từ Trung Quốc kể về ông Đôi Truân. Vào thời xuân thu chiến quốc, ở một vùng nọ có ông lão tên Đôi Truân.
Vào một mùa vụ nó, nông dân trúng mùa, trái cây trĩu quả. Nhưng không biết từ đâu sâu bọ lại kéo đến dày đặc, ăn hết trái cây trong vườn. Dân chúng vùng đó đang đau đầu không biết làm sao để giải quyết nạn dịch này, thì ông Đôi Truân xuất hiện.
Ông hướng dẫn mọi người cách lập đàn cúng tế với các lễ vật có trong vườn nhà, chỉ gồm bánh tro, trái cây. Cúng xong, dân cư trong vùng thật ngạc nhiên khi thấy sâu bọ đi hết thật, chẳng còn bóng dáng một con nào.
Lúc này, ông Đôi Truân mới giải thích, đây chính là thời điểm sâu bọ sinh sôi mạnh và hung hăng nhất. Mỗi năm cứ tới dịp ấy làm theo lời ông nhất định sẽ tiêu diệt được hết sâu bọ. Dân vùng ấy vui mừng khôn xiết, nhưng khi quay ra để cảm ơn ông thì ông đã đi mất.
Vì thế, dân gian lấy ngày mùng 5 tháng 5 hàng năm là ngày giết sâu bọ và cũng là ngày tưởng nhớ tới người đã giúp nhân dân đó là ông Đôi Truân.
Ý nghĩa và hướng dẫn làm mâm Cúng mùng 5 tháng 5
Đồ cúng tết Đoan Ngọ không thể thiếu gì?
Theo truyền thống, mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như vải, mận – đây là 2 loại quả không thể thiếu trong mâm lễ vật; rượu nếp, bánh gio,…. Tùy vào mỗi vùng miền, đồ cúng tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt.
Trong đó, cơm rượu nếp và các loại quả là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng tết Đoan Ngọ. Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng, thì người miền Nam lại có bánh ú, người miền Trung có thịt vịt.
Đặc biệt, cơm rượu nếp hoa vàng, cơm rượu nếp cẩm là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ. Người xưa tin rằng, ăn rượu nếp trong Tết Đoan ngọ sẽ khiến sâu bọ say xỉn và diệt được chúng.
Bởi theo quan niệm, trong cơ thể người có những loại ký sinh gây hại, nằm sâu trong bụng, khó diệt. Những thức ăn có vị chua, chát, đặc biệt là cơm rượu nếp thì sẽ diệt được chúng. Đặc biệt, nên ăn món này vào buổi sáng, khi bạn vừa ngủ dậy.
Bánh gio là một loại bánh được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm. Bánh được gói trong lá chuối hoặc lá dong. Đây là loại bánh rất dễ ăn, dễ tiêu, thường ăn với đường hoặc mật.
Ở miền Trung, thịt vịt thường xuất hiện trong các mâm cỗ cúng ngày Tết 5/5. Chắc chắn sẽ rất nhiều người thắc mắc tại sao lại có thịt vịt trong mâm cúng ngày tết Đoan Ngọ. Theo các chuyên gia, thịt vịt có tính hàn, ăn vào sẽ giúp cơ thể được mát mẻ trong những ngày tháng 5 nắng nóng.
Sau khi chuẩn bị lễ vật thật chu đáo quý thắp hương và bắt đầu đọc bài khấn cúng Tết Đoan ngọ. Bạn tham khảo bài khấn: Tại Đây
Mỗi món ăn, mỗi lễ vật có trong mâm cúng tết Đoan Ngọ đều mang những ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Hy vọng, với bài viết này bạn biết những đồ cúng tết Đoan Ngọ không thể thiếu rồi nhỉ.