Vì sao chúng ta phải cúng ông Táo vào ngày 23 tháng 12?
Như thường lệ ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày mọi người làm mâm cúng cơm tiễn ông Táo về trời, ngoài những việc ta phải chuẩn bị lễ vật, mâm cỗ, vàng mã để cúng ông Táo còn có những bài văn khấn vô cùng bài bản.
Theo phong tục người Việt tin rằng, vào hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng mọi việc xảy ra trong gia đình.Mãi cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc chăm coi bếp lửa của mình.
>>> Đọc thêm: Vì sao cúng ông Táo thường vào ngày 23 tháng chạp hàng năm?
Thông thường lễ cúng ông táo diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Ảnh minh họa: Ông táo về trời 23 tháng chạp
Vật lễ cúng Ông Táo
Thông thường vật lễ cúng Ông Táo gồm :Trái cây, hoa, nhang, đèn, gạo, muối, giấy cúng, chả lụa, bánh chưng, Giấy cúng Ông Táo, cá chép, xôi,chè, quần áo, mủ hia cho Ông Táo, heo quay, gà.. Tùy theo điểu kiện của gia đình mà ta chuẩn bị lễ vật cúng.
Bài khấn cúng ông Táo
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)
>>> Đọc thêm: Phong tục và cách cúng ông táo về trời cuối năm