Sự tích ông Táo
Ông Táo còn được gọi là Táo quân hay ông Công, vua Bếp. Ông Táo có nhiệm vụ ghi chép lại tất cả những hành vi của những người ở trong gia đình thần trông nom. Hàng năm cứ vào ngày 23 tháng 12, ông Táo cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng thượng về những chuyện đã xảy ra trong năm qua của gia chủ và những việc thiện ác của nhân gian. Tùy theo lời ông Táo báo cáo trong sớ mà gia đình ông Táo đang ở trong năm tới sẽ gặp được sự lành hay dữ.
>>> Đọc thêm: Cúng ông Táo Việt Nam có gì đặc biệt hơn các nước khác?
Ðể đưa ông Táo về chầu trời, người dân làm lễ cúng tiễn đưa ông Táo. Ðồ cúng ông Táo thường là hoa, trái cây, xôi, chè, gà luộc hay chả giò. Ðể hối lộ ông Táo trong các món đồ cúng, người Trung Hoa cúng món mật mía, cầu mong ông Táo nói toàn những chuyện ngọt, chuyện tốt lanh cho Ngọc Hoàng nghe. Thần Táo là một bộ ba gồm hai ông một bà. Chúng ta thường được kể chuyện về bộ ba ông bà thần bếp như sau : Ngày xưa có hai vợ chồng tiều phu rất nghèo khổ sống ở ven rừng, không có con cái. Người chồng suốt ngày rượu chè tối ngày bỏ bê công ăn việc làm .
Người vợ nhiều lần khuyên bảo, can ngăn. Nhưng người chồng vẫn chứng nào tật nấy, tối ngày say sưa, ngâm nga :
Còn trời, còn nước, còn non,
Còn cô bán rượu, anh còn say sưa
Người chồng không những bỏ bê việc làm ăn mà còn hành hạ, đánh đập vợ. Người vợ vì thương chồng nhẫn nhục chịu đựng nhưng một ngày kia người chồng say bí tỉ “thượng cẳng tay, hạ cẳng chân”, đánh đập vợ tàn nhẫn rồi đuổi vợ đi. Người đàn bà đi lang thang vào mãi tận sâu trong rừng. Ðến tối đêm thì thấy một ánh lửa ở một căn nhà giữa rừng. Chị gõ cửa vào xin tá túc. Chủ nhà là một người thợ sinh sống một mình. Chị kể sự tình, người thợ săn thương tình chấp nhận cho chị ở lại. Sau đó hai người sống nương tựa lẫn nhau như vợ chồng. Người thợ săn rất mực yêu thương vợ. Người tiều phu thấy vợ bỏ đi biệt tâm, ăn năn hối hận rồi một sáng nọ quyết định đi vào rừng tìm vợ. Ðến chập tối, người chồng cũ cũng đến căn nhà giữa rừng, gõ cửa xin vào tá túc qua đêm. Một người phụ nữ ra mở cửa. Anh liền nhận ra chính là vợ mình. Hai người vừa mừng vừa tủi gặp lại nhau. Người tiều phu năn nỉ người vợ trở về. Hai người đang chuyện trò với nhau bỗng người thợ săn về nhà. Người đàn bà sợ hãi vội dấu người chồng cũ vào đống rơm.
>>> Đọc thêm: Vì sao cúng ông Táo thường vào ngày 23 tháng chạp hàng năm?
Người thợ săn đem con thú mới săn được bỏ vào đống rơm để thui. Người chồng cũ của người đàn bà không dám xuất đầu lộ diện sợ mang đến tai họa làm đổ vỡ hạnh phúc của người vợ, cam chịu chết cháy. Thấy người tiều phu chồng cũ bị chết cháy, người đàn bà vẫn còn yêu người chồng cũ tự cho rằng mình đã giết chồng cũ vì dại dột dấu anh ta trong đống rơm. Bà liền nhảy vào đống lửa chết theo. Người thợ săn thấy vợ mình tự thiêu, tưởng mình đã làm điều gì trái nghĩa khiến nàng phải tự tử, vì thương tiếc nên cũng nhẩy vào đống lửa chết theo.
Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Phong tục thờ cúng ông Táo cũng từ đó mà có.
Thời gian cúng ông Táo:
Thường là chiều 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ để ông Táo lên chầu trời (Tiễn Táo) để báo cáo mọi việc của gia chủ với Ngọc hoàng thượng đế, đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại được rước về nhà, có mặt ở hạ giới để tiếp tục công việc cải quản.