• Trang chủ
  • Phát triển của bé trong 12 tháng đầu đời | Dichvudocung.com

    Phát triển của bé trong 12 tháng đầu đời | Dichvudocung.com

    0
    2082

    12 tháng đầu đời để bé phát triển


    1.Tháng thứ nhất


    Trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh đang làm quen với thế giới người lớn, gia đình hãy dành nhiều thời gian để đến gần bé. Vì trong những tháng đầu tiên sau khi mới sinh, tầm nhìn của bé chỉ nằm trong khoảng từ 20-40 cm. Khi đôi mắt đang phát triển, bé sẽ tập trung nhìn vào khuôn mặt của người đối diện mình. Bởi vậy, khi bé thức, hãy luôn giữ khuôn mặt của bạn thật gần gũi với bé.


    2. Tháng thứ hai


    Giúp bé phát triển hoạt động của tay và tầm nhìn bằng cách vỗ tay và hát. Dùng đồ chơi có tay cầm chạm vào tay bé, bé có thể nắm lấy tay cầm đồ chơi khoảng 2 – 3 giây.


    Theo thời gian, bé sẽ cố gắng sao chép động tác và giọng nói của bạn, phát triển sự phối hợp giữa tay, mắt và ngôn ngữ. Khi giao tiếp với bé, nếu người lớn nói với ngữ điệu cao, phát âm chậm, nhấn mạnh vào một số âm tiết hoặc mắt và miệng mở to hơn bình thường thì sẽ làm bé chú ý, thậm chí bé có thể mỉm cười. Sau đó, bé cũng dần bắt đầu sao chép các hành động của bạn. Hãy ôm chặt bé, mở miệng, thè lưỡi ra, hoặc cười lớn. Chỉ vài tháng sau, bé sẽ bắt đầu sao chép được những hành động đó của bạn. Khi có người lớn chơi đùa với bé, bé sẽ có một số phản ứng nhất định như la hét, mỉm cười, tay chân ngọ ngoạy…


    3. Tháng thứ ba


    Thị giác và thính giác của bé đang được cải thiện. Trẻ ở tuổi này bắt đầu quay đầu và mỉm cười với những âm thanh của bố mẹ và thích nghe tất cả các loại âm nhạc.


    Bé thích nhìn vào đồ chơi màu sắc rực rỡ vì sự tương phản sắc nét rất dễ nhìn. Những khuôn mặt rất hấp dẫn em bé 3 tháng tuổi. Hãy nhìn em bé và bé sẽ nhìn chằm chằm vào đôi mắt của bạn. Bé có thể bắt đầu chơi với bàn tay của mình và sờ nắm các đồ vật. Bạn có thể khuyến khích sự phối hợp giữa tay và mắt bằng cách giữ xúc xắc hoặc đồ chơi có màu sắc sặc sỡ, đưa lên cao để bé nắm bắt. Bé cũng sẽ dần dần tự mình nhấc đầu lên. Có thể để một chiếc gương ở phía xa để bé có thể nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong đó. Như vậy, bé có thể phát triển nhanh hơn.




    thang-thu-3-cua-be Tháng thứ 3 của bé

    4. Tháng thứ tư


    Các kỹ năng xã hội, vận động và ngôn ngữ sẽ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn này. Bé 4 tháng tuổi đang lớn nhanh từng ngày. Em bé ở tuổi này thích thể hiện bản thân thông qua nụ cười, tiếng cười, tiếng sôi bụng và tạo ra những âm thanh từ miệng.


    Bé sẽ thể hiện cảm xúc bập bẹ hạnh phúc khi nhìn thấy một món đồ chơi, hoặc khóc nhè, giận dữ khi bạn lấy nó đi hay khi bạn la bé. Và cũng vào khoảng tuần thứ 14, bé sẽ hình thành phản xạ khi có người chọc nhột vào người bé.


    5. Tháng thứ năm


    Em bé 5 tháng tuổi đã tự nâng được đầu của mình. Bé là trung tâm thu hút mọi sự chú ý của những người xung quanh, khiến bạn cảm thấy thật hạnh phúc.


    Mắt và tai của bé bắt đầu phát triển. Bé cũng bắt đầu bập bẹ nói chuyện. Bé đang bập bẹ, bi bô và thậm chí có thể bắt đầu có những âm thanh như tiếng nói thật. Bé 5 tháng tuổi có thể bắt đầu đặt phụ âm và nguyên âm với nhau (chẳng hạn như “ba-ba”). Nếu bạn nghe thấy tiếng “ma-ma” hoặc “da-da”, không nên quá vui mừng. Em bé ở tuổi này chưa gán được ý nghĩa cho các từ. Bạn phải đợi thêm một vài tháng nữa thì những từ “ma-ma” và “da-da” mới đúng là em bé đang nói về bạn.


    Hãy thử nói chuyện và lặp đi lặp lại một từ để giúp bé học cách giao tiếp. Lặp lại lời nói và khuyến khích khi bé cố gắng bắt chước bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc chỉ vào những đối tượng trong sách, như vậy bé sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn.


    6. Tháng thứ sáu


    Ở tháng thứ 6, bé sẽ bắt đầu học ngồi và di chuyển xung quanh. Có thể khuyến khích bé bò bằng cách đặt bé nằm úp, sau đó đặt một món đồ chơi trên sàn nhà và cổ vũ bé tiếp cận với nó.


    Ở độ tuổi này, bé có thể  học cách tắc lưỡi như người lớn. Bé có thể túm lấy cằm của bố mẹ và ngậm mút ngon lành. Giai đoạn này được coi là giai đoạn phát triển bằng miệng, khi mà em bé của bạn sẽ khám phá rất nhiều điều mới mẻ bằng miệng của mình. Bạn đừng quá cứng nhắc trong vấn đề giữ vệ sinh cho bé, hay quyết liệt không cho ngậm bất cứ thứ gì vào miệng. Giờ đã là thời điểm bé của bạn tập ăn dặm, xung quanh bé có la liệt những thứ đồ có thể sạch sẽ, vô trùng, cũng có thể mất vệ sinh. Bạn phải làm quen với điều này thôi.




    thang-thu-6-cua-be Tháng thứ 6 - Bé biết bò

    7. Tháng thứ bảy


    Kỹ năng sử dụng bàn tay của bé sẽ phát triển hơn nữa và có thể cầm nắm đồ vật trong vài tháng tới. Kích thích kỹ năng vận động và phối hợp bằng cách đưa cho bé những vật nhỏ, an toàn để bé cầm lên. Hoặc có thể ngồi ngoài sân nhặt cỏ, lúc đầu bé sẽ chỉ sờ vuốt nhưng sau đó trở nên thích thú và có thể cố gắng nhổ lên.


    8. Tháng thứ tám


    Đây là khoảng thời gian để kích thích cảm giác của bé về không gian và việc sử dụng từ. Bé bắt đầu ê a tự nói chuyện và phát âm rất dễ thương. Bạn sẽ nghe bé nói mama và baba suốt mặc dù bé chẳng hiểu ý nghĩa của nó đâu. Nhưng dần dần, bé sẽ có nhiều từ hơn, biết cách kết nối từ cũng như hiểu được ý nghĩa của các từ.


    9. Tháng thứ chín


    Bé có thể trở nên thích thú với các đối tượng có khớp nối và cách chúng hoạt động. Bé bắt đầu tập đứng dậy và biết giữ thăng bằng. Bạn nên quan sát bé cẩn thận hơn vì nhiều lúc bé cứ nghĩ là bé làm được.


    Bé sẽ rất thích thú khi nghịch ngợm với cuốn sách có trang bìa cứng, cửa tủ, hộp có nắp, hoặc đồ chơi có thể bật mở. Khi mở ra và đóng vào một chiếc hộp bé sẽ phát triển sự phối hợp giữa tay-mắt.


    10. Tháng thứ mười


    Bé có thể thích tìm kiếm những thứ gì đó bị ẩn đi. Giấu một đồ vật có màu sắc sặc sỡ dưới một chiếc khăn, sau đó, đặt bàn tay của em bé hướng về phía đồ vật và giúp bé phát hiện ra nó. Chẳng bao lâu bé sẽ tìm được mà không cần sự giúp đỡ của bạn.


    11. Tháng thứ mười một


    Tiếp tục phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thông qua nhiều trò chơi và bài hát. Phát triển kỹ năng ngôn ngữ thông qua tương tác giữa con người với con người, không phải qua các clip hay đoạn hội thoại trên tivi. Hãy nói chuyện với bé thường xuyên. Hãy cho bé thấy những gì bạn đang làm, đặt câu hỏi và sử dụng những cử chỉ.




    be-tap-noi-chuyen-o-thang-11 Bé tập nói chuyện ở tháng thứ 11

    12. Tháng thứ mười hai


    Một số trẻ nói rất sớm, một số khác lại biết bò trước mấy tháng so với những đứa trẻ cùng lứa. Mỗi bé sẽ có tốc độ trưởng thành khác nhau. Vì vậy, khi bé phát triển khác với những đứa trẻ khác thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Nếu cần thiết, hãy cho bé đi khám bác sĩ nhi khoa.


    12 tháng đầu đời đánh dấu rất nhiều cột mốc kì diệu trong sự phát triển của bé sơ sinh, vì thế bạn hãy dành thời gian ở bên bé thật nhiều để không bỏ lỡ bất cứ bước đột phá nào của bé.



    >>> Xem thêm: Nhận đặt mâm cúng đầy tháng trọn gói cho bé

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815