• Trang chủ
  • Những nghi thức cần biết khi thực hiện lễ cúng Ông Táo

    Những nghi thức cần biết khi thực hiện lễ cúng Ông Táo

    0
    1640

    Những nghi thức cần biết khi thực hiện lễ cúng Ông Táo


    Theo phong tục tập quán của người Việt Nam, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Ông Táo sẽ lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia đình  với  Ngọc Hoàng nên có nơi gọi ngày này là Tết của ông Công.


    Ông Táo còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ nơi gia đình mình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.




    vua-bep-ong-tao Ông táo thường được gọi là Vua Bếp

    Vị Táo quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp phù hộ cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất thịnh soạn.


    >>> Đọc thêm:  Tại sao chúng ta phải cúng ông táo vào ngày 23 tháng 12?



    Lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng Ông Táo.


    Chuẩn bị giấy cúng cho Ông Táo: Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.


    Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.


    Để mọi thứ đơn giản thì cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.


    Bên cạnh chuẩn bị giấy cúng ta còn phải chuẩn bị mâm cúng mặn thịnh soạn: trái cây, hoa, nhang, đèn, gạo muối, gà luôc, mâm cơm mặn, bánh chưng chả lụa, 3 cá chép để phóng sinh,....


    nhung-le-vat-can-de-cung-ong-tao-la-gi


    - Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).



    Thời gian và địa điểm cúng Ông Táo


    Địa điểm cúng: Theo chuyên gia phong thủy, trong lễ cúng ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ. Nếu không có ban thờ Ông Táo riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay.


    Thời gian cúng: Lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.


    Nơi đặt cá chép cúng: Cá chép được coi là linh vật đưa Táo quân lên trời, vì vậy khi cúng lễ nên đặt cá chép ở gần khu vực thờ cúng. Nếu có ban thờ trong bếp thì đặt ở khu bếp, còn chưa có thì đặt gần ban thờ thần linh trong nhà.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815