Khi mang thai, cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tốt nên mẹ bầu thường hay bị nổi mẫn ngứa. Triệu chứng ngứa cơ thể là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu, điều này khiến mẹ vô cùng khó chịu, đặc biệt ngứa chân khi mang thai có thể được coi là triệu chứng nghiêm trọng, nếu không điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng ngoài da.
Vì sao mẹ bầu bị nổi mẩn ngứa chân khi mang thai?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc ngứa ở chân trong thai kỳ. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với sự lớn dần của tử cung khiến cho vùng da trên cơ thể bị giãn ra, bị khô, ngứa ngáy và có mẹ bầu còn bị phát ban ra ngoài.
Triệu chứng ngứa chân là do những vết ngứa trên cơ thể lây lan xuống hoặc có thể vào những tháng cuối cùng của thai kỳ, máu dồn xuống chân khiến chân to hơn, giãn ra, da bị khô gây ra hiện tượng ngứa chân. Cũng có thể do chân của mẹ bầu tiếp xúc với các thành phần hóa học nào đó nhưng không thích ứng được như xà phòng, sữa tắm… dẫn đến ngứa.
Một nguyên nhân khác khiến mẹ bầu bị ngứa ở chân là do mẹ bị viêm nang lông. Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi nên mới phát ngứa.
>>> Xem thêm: Mẹo xóa mờ rạn da sau sinh cực kỳ hiệu quả, lấy lại làn da tuổi thanh xuân
Ngoài ra, tình trạng ngứa chân cũng có thể do yếu tố di truyền.
Vào ban đêm chứng ngứa chân sẽ tăng lên. Tình trạng ngứa đi kèm với việc da căng ra thông thường trong thai kỳ, hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến gan hoặc thậm chí sức khỏe của thai nhi.
Triệu chứng ngứa chân khi mang thai có nghiêm trọng hay không?
Nếu triệu chứng mẹ bầu đơn giản chỉ bị ngứa da thôi thì không có gì phải sốt sắng. Nhưng khi cảm thấy tình trạng ngứa xảy ra ở bàn tay và chân trong tam cá nguyệt thứ ba đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như buồn nôn, ối mửa, cảm giác mệt mỏi và ăn không ngon thì đây có thể không còn là vấn đề về da nữa.
Một biến chứng khác thường gặp của hiện tượng ngứa chân là bệnh ứ mật – dấu hiệu suy yếu của dịch tiêu hóa từ gan. Chất dư thừa trong máu có thể gây hại cho em bé, làm tăng nguy cơ sinh non hoặc hít phải nước ối phân su, dẫn đến việc khó thở khi sinh hay nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Thêm vào đó, ứ mật có thể khiến mẹ bầu hấp thu kém các vitamin A, D, E và K (vitamin tan trong chất béo) nhưng tình trạng này được khắc phục giảm dần sau khi sinh con. Bệnh ứ mật gây ra những biến chứng nguy hiểm đến mẹ bầu, khả năng lặp lại trong lần mang thai tiếp theo cao.
Cách làm giảm triệu chứng ngứa chân khi mang thai
Khi có triệu chứng ngứa chân, cần đến gặp bác sỹ để chuẩn đoán bị ứ mật, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể khắc phục cảm giác ngứa chân bằng một số biện pháp dưới đây:
- Thoa kem dưỡng da
Thoa kem dưỡng da có thể giúp mẹ bầu giảm ngứa. Trong thời kỳ mang thai việc dùng thuốc uống không an toàn cho em bé nên cần phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm như kem dưỡng da có chứa calamine hoặc các thành phần lành tính khác đã được kiểm nghiệm rõ ràng và tham chiếu ý kiến của bác sĩ.
- Bổ sung các chất khoáng
Ứ mật trong quá trình mang thai làm giảm khả năng hấp thu một số chất dinh dưỡng nhất định. Vì thế, bạn nên bổ sung thêm vitamin K, chất cần thiết để tăng chức năng đông máu.
- Kích đẻ (giục sinh)
Mẹ bầu có thể được kích để khi thai nhi đã đủ tuổi (37 tuần) nếu tình trạng ngứa nặng và kéo dài. Tuy nhiên, trong trường hợp phổi cũng như các bộ phận khác, các chức năng khác của bé vẫn phát triển bình thường và không xuất hiện dấu hiệu xấu, bác sĩ sẽ xem xét lại việc có nên kích đẻ hay không?
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ có nhiều thai đổi trong và ngoài da. Khi có triệu chứng khác thường nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm, có biện pháp điều trị phù hợp.