• Trang chủ
  • Cúng cô hồn tháng 7 | Nguồn gốc & Ý nghĩa cúng cô hồn

    Cúng cô hồn tháng 7 | Nguồn gốc & Ý nghĩa cúng cô hồn

    0
    5872

    Cúng cô hồn tháng 7 nguồn gốc và ý nghĩa


    Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh phổ biến tại Việt Nam. Đa số, nhiều người lại không biết cách cúng nên dễ để vong nhập vào nhà. Sau đây công ty Tâm Linh sẽ hướng dẫn các bạn cúng cô hồn tháng 7 đúng cách:


    Cúng cô hồn hay còn gọi là cúng thí thực là cách gọi dân gian của ngày “ Xá tội vong nhân ‘’ được thực hiện vào tháng 7 âm lịch hằng năm nhằm mục đích bố thí,cúng dường cho những vong linh vất vưởng, không thân nhân,không người cúng kiếng. Khi bạn cúng đúng cách là lúc người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần. Những đồ lễ đó thường được tìm mua tại các chợ (nổi tiếng là khu phố vàng mã ở Chợ Lớn TP.HCM” được vận chuyển đi khắp các tỉnh thành.



    Cúng Cô Hồn là gì?


    Với người Việt chúng ta, cúng cô hồn là nghi lễ truyền thống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quan niệm người Việt, con người luôn có hai phần là linh hồn và thể xác. Khi con người chết đi, phần linh hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai kiếp khác, có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.


    Cứ mỗi năm, người Việt hay làm lễ cúng cô hồn, thường xuyên nhất là vào tháng 7 âm lịch và trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo và Rằm tháng 7. Được biết là Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 – 07 âm lịch, riêng ở Việt Nam thì thời gian thường kéo dài cả một tháng


    Theo Phật giáo, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi ngày Vu Lan báo hiếu. Ngày cúng rằm tháng 7, chúng ta nên đến chùa, hoặc cúng tại gia gồm các lễ như: Cúng thí cô hồn, cúng phóng sanh, cúng Phật, cúng gia tiên và thần linh.



    Ý nghĩa cúng cô hồn tháng 7


    Ý nghĩa cúng cô hồn ở góc độ nhân văn cao cả: là đề cao việc báo hiếu và làm phúc bố thí. Nhiều người trong chúng ta đã lầm tưởng rằng, lễ Vu Lan chỉ là tên gọi khác của ngày Xá tội vong nhân – Rằm tháng 7.


    Cúng Phật, cúng gia tiên đã số chúng ta đã biết, riêng cúng cô hồn thì hầu hết nhiều người vẫn còn “quên lãng” hoặc cúng không đúng cách. Đa số chúng ta nghĩ,cứ mâm cao cỗ đầy là thể hiện lòng thành. Nhưng trên thực tế điều đó hoàn toàn không phải.





    cung-co-hon-thang-7

    Cúng cô hồn tháng 7



    Mâm cúng cô hồn tháng 7


    Những mâm cỗ cúng cô hồn tháng 7 nên có: Cháo trắng, các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, tiền vàng, cốc nước trắng hoặc rượu, nhang đèn, hoa, trái cây, cháo hoa, nước lã, xôi chè, vài khúc mía, bánh lá, bánh kẹo, một ít tiền lẻ….ngoài ra còn có thêm đồ mã để đốt cho các vong hồn như: quần áo, nhà xe, mũ, ngựa, trang sức, vàng mã..những loại vật dụng tượng trưng cho những đồ dùng cần thiết cho con người như ở dương gian.


    Cháo loãng được coi là món không thể thiếu được khi cúng cô hồn. Người ta cho rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Tuy nhiên, nhiều người đã vô tình bỏ qua đồ cúng này.


    Khi trải tiền tiền vàng bạc thì nên rải ra 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.


    Nên cúng cô hồn vào chiều tối, cúng Vu Lan báo hiếu và cúng Phật vào buổi sang.


    Trong ngày này, các hộ gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ rõ lòng hiếu thảo đến cha mẹ, tổ tiên, ông bà… vào ban ngày, đến khi về nhà thì làm một mâm cơm chay và thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân.


    Đi chùa lễ Phật, cầu siêu cho Gia Tiên


    Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng nên thực hiện vào buổi tối đối với những cô hồn chưa siêu thoát. Mâm cỗ cúng cô hồn nên đặt ở bậu cửa, chứ không nên đặt ngoài sân. Chúng ta có thể cúng cô hồn tại chùa nếu không thích cúng tại nhà.


    Việc thực hiện cúng Rằm tháng 7 tại tư gia sau các khóa lễ cúng: cúng gia tiên, cúng Phật, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.



    Hướng dẫn cách cúng cô hồn thế nào để tránh rước vong về nhà ?


    Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong lại không biết mời cô hồn đi nên đôi khi họ vẫn ở lại mà mình lại không hay biết.




    dich-vu-cung-co-hon-thang-7

    Dịch vụ cúng cô hồn


    Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, đốt vàng mã ngoài đường. Tục giật cô hồn ở nước ta, tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường quăng tiền cho người sống tiền (đồng tiền bằng kim khí đang lưu hành) cùng với kẹo bánh. Quan niệm cho rằng người sống mà giành giật càng nhiều càng đông, tức họ đã mua chuộc lũ cô hồn để không đến quấy rối gia đình mình.


    Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không nên đem đồ cúng cô hồn vào nhà (bỏ vào túi cho những người ăn mày nếu không ai giành giật).


    Đối với các phẩm vật cúng cô hồn như chè cháo, cơm canh, đôi lúc bị ruồi kiến quấy phá, nhang khói vương vãi nên không mấy an toàn cho sức khỏe, vì thế hầu hết người ta e ngại không dùng. Còn các phẩm vật khác như kẹo bánh trái còn bao bì trong bọc nguyên vẹn thì còn có thể dung được. Người cúng có thể dung hoặc cho người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815