• Trang chủ
  • Cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào ở đâu là chính xác nhất?

    Cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào ở đâu là chính xác nhất?

    0
    2368

    Cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào ở đâu là chính xác nhất?


    Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch cúng gì, giờ nào, ở đâu cho chuẩn là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Vì thế, Đồ Cúng Tâm Linh sẽ giúp bạn sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ, chọn giờ và vị trí cúng chuẩn nhất!


    Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết diệt sâu bọ.



    Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.


    Xem ngày, thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta con xem Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.


    Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.


    Tết này đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào. Nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Tại một số tỉnh miền Trung người ta gọi là “ĂN MÙNG NĂM”


    Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: Ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát.



    Cúng tết đoan ngọ gồm những gì?


    Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau. Nhưng cơ bản mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm có:


    - Hương, hoa, vàng mã.


    - Nước.


    - Rượu nếp.


    - Các loại hoa quả:




    • Mận

    • Hồng xiêm

    • Dưa hấu

    • Vải

    • Chuối

    • Xôi, chè

    • Bánh ú tro


    Bánh ú tro, người ta làm bánh bằng gạo nếp, đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô như cây vừng (mè) hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong. Bánh ú tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.


    GIỜ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ CHUẨN NHẤT


    Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất theo xem giờ, Tết Đoan Ngọ được cúng vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815