Cúng cô hồn xá tội vong nhân là cúng cô hồn tháng 7?
Cúng cô hồn là một hoạt động tâm linh phổ biến tại Việt Nam. Đa số, nhiều người lại không biết cách cúng nên dễ để vong nhập vào nhà.
*** Tháng 08 này đón mùa Vu Lan cũng chính là dịp lễ lớn nhất trong năm, Đồ cúng Tâm Linh xin gửi tặng quý khách hàng chương trình tri ân khuyến mãi với 8 ngày miễn phí.
Cúng cô hồn là gì?
Với người Việt chúng ta, cúng cô hồn là nghi lễ truyền thống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quan niệm người Việt, con người luôn có hai phần là linh hồn và thể xác. Khi con người chết đi, phần linh hồn vẫn tồn tại, có người được đầu thai kiếp khác, có người thì bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian.
Cứ mỗi năm, người Việt hay làm lễ cúng cô hồn, thường xuyên nhất là vào mùng 2 & 16 âm lịch và Rằm là mùng 1 & 15 âm lịch. Được biết là Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 – 07 âm lịch, riêng ở Việt Nam thì thời gian thường kéo dài cả một tháng
Theo Phật giáo, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi ngày Vu Lan báo hiếu. Ngày cúng rằm tháng 7, chúng ta nên đến chùa, hoặc cúng tại gia gồm các lễ như: Cúng thí cô hồn, cúng phóng sanh, cúng Phật, cúng gia tiên và thần linh.
Sự khác biệt giữa cúng cô hồn và cúng cô hồn tháng 7
Cúng cô hồn tháng 7 để xá tội vong nhân là điều mà mỗi hộ gia đình quan tâm trong tháng 7 âm lịch này. Và mọi người đã truyền tai nhau với nhiều cách cúng cô hồn nhưng không hẳn là cách nào cũng đúng.
Không phải ai cũng có thể cúng cô hồn xá tội vong nhân đúng cách. Trong khi mọi người còn truyền tai nhau rằng nếu cúng không đúng cách thì sẽ bị các cô hồn theo vào nhà. Vì đa sốngười dân Việt rất coi trọng nghi lễ này.
Hướng dẫn cách cúng cô hồn đúng cách "xá tội vong nhân"
Nhiều người cho rằng cúng cô hồn chỉ là sự mê tín lầm tường mà ít ai hiểu được rằng cúng cô hồn chính là thể hiện sự từ bi bác ái, bố thí và chia sẻ sự đau khổ mà chúng sinh phải chịu, đó là những cô hồn bị bỏ rơi, sống lang thang, vất vưởng, đói khát và không nhận được sự cúng bái của người thân.
Và việc cúng cô hồn cũng là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống được truyền từ nhiều đời qua, xuất phát từ quan niệm vào tháng 7 âm lịch thì Diêm Vương sẽ cho mở cửa Qủy Môn Quan để các vong hồn được trở về trần gian.
Một điều đặc trưng khi cúng cô hồn đó là cúng ở ngoài trời trước của nhà hoặc nơi kinh doanh, buôn bán và cúng cô hồn thì chỉ nên cúng chay chứ không được cúng lễ mặn bởi như thế sẽ khơi dậy lòng sân si của những cô hồn này.
Có 2 mâm lễ cúng cô hồn để xóa tội vong nhân:
Mâm lễ cúng cô hồn 1 bao gồm:
- 1 dĩa muối gạo
- 12 chén nhỏ đựng cháo trắng nấu lỏng hoặc 3 cơm vắt
- 12 cục đường thẻ
- Giấy tiền, quần áo
- Bánh, kẹo
- Bỏng ngô
- 3 ly nước nhỏ, 2 ngọn nến nhỏ và 3 cây nhang
- Mía chặt từng khúc dài 15 cm và để nguyên vỏ
Mâm lễ cúng cô hồn 2 bao gồm:
- 20 đến 50 bộ quần áo chúng sinh
- 15 lễ tiền vàng trở lên
- Mâm ngũ quả và tiền chúng sinh
- Ngô hoặc khoai sắn luộc, bắp rang
- Bánh kẹo
- Các mệnh giá tiền mặt
- Nếu có cháo thì chuẩn bị thêm một mâm gạo muối và để 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.
Quan trọng hơn cả là khi cúng cô hồn chúng ta phải nên đọc Thần chú đúng và đủ để thể hiện tấm lòng của mình mong cho chính sinh được no đủ.
Văn khấn cúng cô hồn
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Di Đà.
Con lạy Bồ Tát Quan Âm.
Con lạy Táo Phủ Thần quân Phúc đức chính thần.
Tiết tháng 7 sắp thu phân
Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà
Âm cung mở cửa ngục ra
Vong linh không cửa không nhà
Đại Thánh Khảo giáo A Nan Đà Tôn giả
Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương
Gốc cây xó chợ đầu đường
Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang
Quanh năm đói rét cơ hàn
Không manh áo mỏng, che làn heo may
Cô hồn nam bắc đông tây
Trẻ già trai gái về đây họp đoàn
Dù rằng: chết uổng, chết oan
Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu
Chết tai nạn, chết ốm đâu
Chết đâm chết chém chết đánh nhau tiền tình
Chết bom đạn, chết đao binh
Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi
Chết vì sét đánh giữa trời
Nay nghe tín chủ thỉnh mời
Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau
Cơm canh cháo nẻ trầu cau
Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh
Gạo muối quả thực hoa đăng
Mang theo một chút để dành ngày mai
Phù hộ tín chủ lộc tài
An khang thịnh vượng hoà hài gia trung
Nhớ ngày xá tội vong nhân
Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời
Bây giờ nhận hưởng xong rồi
Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần
Tín chủ thiêu hoá kim ngân
Cùng với quần áo đã được phân chia
Kính cáo Tôn thần
Chứng minh công đức
Cho tín chủ con
Tên là:………………………………
Vợ/Chồng:………………………….
Con trai:……………………………
Con gái:…………………………….
Ngụ tại:……………………………..
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!