• Trang chủ
  • Cách phòng và chữa bệnh ho, sổ mũi cho bé vào mùa lạnh

    Cách phòng và chữa bệnh ho, sổ mũi cho bé vào mùa lạnh

    0
    1805

    Với khí hậu ở Việt Nam thì bé dưới 5 - 6 tuổi vào mùa lạnh thường hay chị ho và sổ mũi, Sau đây Dichvudocung.com xin chia sẻ cho các mẹ Cách phòng và chữa bệnh ho, sổ mũi cho bé vào mùa lạnh rất hiệu quả.  (sưu tầm)


    Việc đầu tiên là sáng ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ, mình cho con uống 5ml chanh đào ngâm mật ong, đường phèn (hũ này ngâm hơn 1 năm rồi), xong cho uống 1 ít nước nóng ấm. Nếu các mẹ ko có chanh đào có thể dùng phật thủ (cho bé từ 1-6 tháng), lớn hơn thì dùng chanh quất mật ong được rồi. Mình áp dụng cách này để phòng ho cho bé.


    Kinh nghiệm của mẹ Nhố chia sẻ là hàng ngày hãy cứ vệ sinh mũi cho con bằng nước muối ấm (vào mùa lạnh nên ngâm nước muối trước khi bơm vào mũi con), 1 bên bơm trực tiếp 1/2 xi lanh nhỏ nước muối, 1 bên hút khẩn trương nước muối vừa bơm vào, chất nhầy sẽ theo ra cùng số nước muối ấy. Tuy nhiên thao tác này cần phải nhanh nếu ko nước muối sẽ xuôi xuống họng cùng đờm và gây ra ho cho bé. Trước nay mình vẫn dùng phương pháp xịt muối biển hoặc nhỏ nước muối ấm sau đó day hốc mũi rồi hút ra nhưng từ khi học được bài mới này của Tiểu Phương, phải công nhận đờm trong mũi bé giảm hẳn. Mỗi ngày mũi bé tiết ra 1 lít nước, chả ai tin là cái mũi bé xíu xinh xinh ấy lại nhiều nước điều tiết đến vậy. Vì thế các mẹ cứ ngày 2 lần bơm nước muối vào mũi vệ sinh, đảm bảo sẽ hạn chế được ối bệnh về đường mũi vào mùa lạnh này.


    Trong trường hợp bé bị bệnh thì cách chữa của nhà mình rất đơn giản, hút sạch đờm, sau đó đặt bé nằm nghiêng ngủ, lấy 1 cái bình 60ml cho 1 ít nước sôi vào, lấy viên con nhộng cảm xuyên hương bỏ vỏ đổ bột vào trong bình, lắc lên và đưa lên mũi hít thử nếu thấy có mùi cảm xuyên hương bốc lên thì xông mũi cho bé mỗi lần 10', chịu khó cách nhau 1 tiếng 1 lần, đảm bảo giấc ngủ sâu hơn, mũi bé nhanh khô và khỏi dần dần, ko cần phải dùng kháng sinh hay siro gì cả. Trong trường hợp nước mũi đặc, chuyển màu vàng xanh thì nên gọi bác sĩ đến khám. Chum nhà mình mới chỉ bị 1 lần như vậy, bác sĩ kê cho siro uống là khỏi thôi, cũng có lần để tự nhiên bé cũng khỏi nhưng hơi lâu, kéo dài cả tuần nhưng nước mũi vẫn trong veo, con tự khỏi thì sức đề kháng cũng tăng lên, còn hơn là bơm đẫy kháng sinh vào người rồi cứ lần nọ nối tiếp lần kia, đã 1 lần kháng sinh thì cứ phải chạy theo dài dài. Dĩ nhiên các mẹ phải chịu khó ngày nào cũng vệ sinh cho con chứ để bị nặng rồi thì ko thể tự chữa được.


    huong-dan-dieu-tri-tre-bi-so-mui-chay-nuoc-mui-hat-hoi-1
    Còn đây là hướng dẫn chung mình đọc được trong tài liệu Nuôi con kiểu Nhật, dĩ nhiên là đọc tham khảo thôi, ko ai bắt mình phải follow theo khuôn mẫu đó cả. Tất cả các bài viết của mình cũng dựa trên hình thức tham khảo nên các mẹ cứ chọn lọc mà ngâm cứu dần dần :)


    KHI NÀO NÊN ĐƯA BÉ ĐI BÁC SĨ, KHI NÀO CẦN CHO UỐNG THUỐC, THEO DÕI Ở NHÀ?


    1. SỐT


    a/ Uống thuốc, theo dõi ở nhà:


    - Sốt dưới 38 độ.
    - Trông vẫn khỏe, ăn uống bình thường.
    - Ngoài sốt ra ko có các triệu chứng gì khác.
    - Sốt ko kéo dài.


    b/ Đi bác sĩ ngay:


    - Sốt cao trên 38 độ.
    - Sốt kéo dài hơn 1 tuần.
    - Mệt mỏi, lử đử, quấy khóc.
    - Bỏ ăn, ko ăn được nhiều.
    - Ngoài sốt có thêm ho, sổ mũi, nghẹt mũi, tiêu chảy...


    --> Về vấn đề này Chum nhà mình mới bị có 1 lần sốt trong 2 ngày, mình đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên, lau nách, bẹn và các kẽ tay chân, dán miếng hạ sốt và cho uống nước, sữa, nước hoa quả liên tục. Vậy nên bé hạ sốt nhanh và hôm sau vẫn chơi khỏe, ăn uống bt.


    2. HO, ĐỜM:


    a/ Uống thuốc, theo dõi ở nhà:


    - Ngoài ho, có đờm, ko có gì đặc biệt khác.
    - Tối ngủ được.
    - Khỏe, ăn uống được.
    - Tiếng ho nghe khô bình thường.


    b/ Đi bác sĩ ngay:


    - Ho kèm sốt
    - Khó chịu, ko ngủ được
    - Ho dữ dội, ói mửa
    - Ho, đờm kéo dài
    - Hô hấp khó, mệt mỏi
    - Tiếng ho nghe nặng nề, có hơi đờm nhiều


    --> mình thì cứ tuân thủ chanh đào mật ong hoặc phật thủ mật ong, 5ml với nước ấm ngày 2 lần sáng và tối. Nói chung là Chum ít bị ho, chủ yếu là bị sổ mũi do cảm lạnh đột ngột khi thay đổi thời tiết. Cái này thì phải giữ ấm ngực, gan bàn chân bôi dầu chàm, tắm cũng cho 1 ít dầu chàm vào cho cơ thể bé nóng ấm lên, phòng ngừa cảm lạnh. Cứ dân gian mà dùng thôi chả phải đâu xa làm gì. Mấy cái dầu xoa nóng ngực của Nhật hay Babix Inhalat tác dụng nó cũng chỉ giống hệt dầu chàm nhà mình, chẳng qua nặng hơn 1 chút thôi.


    3. SỔ MŨI, NGHẸT MŨI


    a/ Uống thuốc, theo dõi ở nhà:


    - Nước mũi trong, lỏng
    - Ko có gì đặc biệt ngoài sổ mũi, nghẹt mũi.
    - Tối ngủ được
    - Khỏe, ăn uống tốt


    b/ Đi bác sĩ ngay:


    - Nước mũi xanh vàng, nhớt sệt
    - Sốt kèm theo
    - Khó chịu, đêm khóc quấy ko ngủ được
    - Bỏ ăn, ko ăn được


    --> cái này mình đã chia sẻ với các mẹ ở trên rồi. Phải công nhận cái phương pháp xông mũi bằng cảm xuyên hương cực kỳ hiệu quả, mình kiên trì thức đêm xông cho con thấy qua 1 đêm mọi thứ đã khác hẳn rồi. Dĩ nhiên là nên xông lúc bé ngủ chứ bé thức thì nó chả chịu ngồi yên cho mà xông đâu.


    4. ĐAU BỤNG


    a/ Uống thuốc, theo dõi ở nhà:


    - Ko có tiêu chảy, ói mửa
    - Phân mềm lỏng hơn 1 chút, nhưng vẫn đi bt như mọi lần
    - Màu sắc, mùi phân ko lạ
    - Ko sốt
    - Khỏe, ăn uống bt


    b/ Đi bác sĩ ngay:


    - Tiêu chảy, ói mửa
    - Sốt kèm theo
    - Mệt mỏi, quấy khóc
    - Bỏ ăn, ăn ko nhiều
    - Táo bón, trên 5 ngày ko đi ị được
    - Phân có màu đỏ đen trắng, mùi rất thối, lạ so với bt.


    --> về vấn đề này mình có 2 trường hợp đặc biệt cho các mẹ: 1 là bé sẽ bị đi tướt hay còn gọi là đi ngoài (phân lỏng, đi nhiều lần trong cùng 1 ngày) khi bé mọc răng, ko cần phải thuốc thang gì cả, có thể điều chỉnh bằng enterogemina nhưng ko cần thiết lắm vì qua giai đoạn này khoảng 1 tuần sau là mọi thứ lại trở về trạng thái bt. 2 là khi bé bị sổ mũi, đờm nhớt xuống họng, qua dạ dày và tiêu hóa xuống phân làm cho output của bé bị lỏng hơn bt. Ko sao cả, hết ốm, hết sổ mũi là hết đi ngoài ngay thôi :)


    5. VẤN ĐỀ VỀ DA:


    a/ Uống, hay bôi thuốc, theo dõi ở nhà:


    - Biết rõ nguyên nhân
    - Ko hóa mủ
    - Ngứa, hăm, sẩy ... bt
    - Ko đau


    b/ Đi bác sĩ ngay:


    - Ko rõ nguyên nhân
    - hóa mủ, ghẻ, nhọt...
    - Sốt kèm theo
    - Ngứa, hăm, sẩy ... lan rộng nhiều
    - Đau, rát
    - Bị ong chích.


    Trên đây là 1 vài thông tin chia sẻ với các mẹ. Hi vọng các mẹ sẽ học thêm được nhiều điều bổ ích để cùng chăm sóc các con khỏe mạnh bước qua mùa đông giá rét sắp tới này.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815