Khóc dạ đề là gì? Làm sao để chữa khóc dạ đề là những câu hỏi mà rất nhiều gia đình có trẻ sơ sinh quan tâm. Bài viết này sẽ trình bày cái nhìn khách quan về vấn đề kể trên. Hi vọng sẽ phần nào giúp bạn hiểu và có cách khắc phục tốt hơn khi bé yêu gặp phải tình trạng này
Khóc dạ đề là hiện tượng chưa có lời giải thích thỏa đáng
Khóc dạ đề là hiện tượng trẻ trong giai đoạn từ 3 tuần đến 3 tháng khóc liên tục không ngớt trong nhiều tiếng đồng hồ. Thường đêm nào bé cũng khóc cho đến khi tròn 100 ngày kể từ khi sinh ra. Theo thống kê có tới 20% trẻ sơ sinh khóc dạ đề.
Tuy nhiên, các bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân thực sự khiến hiện tượng này xảy ra. Những nghiên cứu, thống kê cũng không thống kê được khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có liên quan tới yếu tố di truyền.
Nhưng có một số ý kiến cho rằng, trẻ khóc dạ đề chính là một cách để phản kháng lại những thay đổi bên ngoài. Trong suốt 9 tháng 10 ngày nằm trong bụng mẹ, môi trường sống của bé rất đơn giản. Nhưng khi chào đời, trẻ phải đối mặt với nhiệt độ thay đổi, tiếng ồn nhiều hơn, thậm chí cả những hạt bụi nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được cũng mang lại những tác động không mấy vui vẻ.
Bé khóc giống như một sự phản kháng cho đến khi nào bản thân mình thích nghi. Có khá nhiều trẻ khóc dạ đề còn kèm theo hiện tượng nôn trớ. Trẻ cũng thường đỏ mặt, nắm chân tay, co người,…khi khóc. Khóc dạ đề ở bé làm gia đình rất lo lắng và mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, nếu con vẫn phát triển và tăng cân theo tiêu chuẩn, hãy kiên trì đợi sau 3 tháng bé sẽ quay lại chế độ sinh hoạt bình thường.
Khóc dạ đề và khóc phải vía có gì khác nhau?
Ngoài khóc dạ đề, dân gian còn nói tới khóc phải vía. Người ta quan niệm, trong xã hội có rất nhiều người với các vía nặng nhẹ khác nhau. Nếu chẳng may người đến thăm mẹ sau sinh có vía độc, trẻ sẽ khóc mãi không thôi khiến gia đình rất lo lắng.
Đây cũng là lý do nhiều nơi kiêng thăm trẻ nhỏ khi chưa đầy một tháng tuổi. Người ta cũng rất hạn chế khen trẻ để tránh trường hợp bị ma quỷ trêu đùa, khiến đứa bé hay quấy khóc, không chịu ăn uống.
Đối với trường hợp khóc phải vía, gia đình thường đốt vía, đuổi vía. Có nơi còn trộm dây thừng buộc trâu và vứt xuống dưới gầm dường. Tuy đây chỉ là mẹo và chưa được kiểm chứng về tác dụng nhưng khá nhiều nơi vẫn áp dụng và cảm thấy an tâm hơn khi nhà có trẻ khóc dữ dội nghi bị phải vía.
Mong rằng các chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về khóc dạ đề ở trẻ nhỏ. Hãy kết nối với chúng tôi nếu cần tư vấn thêm để giúp trẻ có những ngày tháng thật khỏe mạnh, ngoan ngoãn, chóng lớn bạn nhé!
>>> Bài viết liên quan: Bà bầu có nên cắt tóc không, vì sao?