• Trang chủ
  • Thờ cúng trong gia đình Việt và những điều lưu ý khi đặt ban thờ

    Thờ cúng trong gia đình Việt và những điều lưu ý khi đặt ban thờ

    0
    1680

    Thờ cúng trong gia đình Việt là nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống được duy trì hàng ngàn năm lịch sử đồng thời đó cũng là viêc làm hết sức thiêng liêng và hệ trọng.




    tho-cung-trong-gia-dinh-viet-(6) Không gian thờ cùng trong gia đình Việt tại nhà riêng

    Thờ cúng trong gia đình Việt không chỉ vào ngày lễ, ngày Tết mà khi có việc vui, việc buồn, khi đi xa trở về nhà hay trước khi xuất hành nhiều người sẽ thắp nhang để báo cáo tổ tiên, cầu bình an và may mắn. Vậy trong văn hóa thờ cúng trong gia đình Việt cần phải lưu ý những điều gì khi đặt ban thờ?

    Thiết kế vị trí lập phòng thờ – tủ thờ

    Trong giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng – tầng tum gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng…

    Đối với các căn hộ chung cư, do bị hạn chế về diện tích sử dụng nên việc bố trí một phòng riêng lập bàn thờ là điều rất khó. Chính vì lẽ đó nên khi phân chia lại các không gian trong căn hộ chung cư, kiến trúc sư thường sắp xếp không gian thờ cúng nằm trong các không gian sinh hoạt chung, không gian sảnh – tiền phòng hay các phòng chức năng phù hợp khác.



    tho-cung-trong-gia-dinh-viet-(4) Không gian thờ cúng trong gia đình Việt tại chung cư

    Ngoài ra, trong căn hộ chung cư, bạn cũng có thể bố trí góc thờ, bàn thờ trong khoảng giữa các mặt bằng căn hộ, trong khoảng đi lại ở khoảng giữa nhà và không thuộc hẳn một phòng nào, đảm bảo sự thông thoáng, không bị quẩn khói khi thắp nhang.


    Thiết kế tủ thờ – bàn thờ phù hợp

    Trong phòng thờ, hệ thống tủ – bàn thờ phải có quy mô và hình thức tương xứng để tạo nên sự trang nghiêm cho không gian đặc biệt này.Kích thước tủ thờ không nên quá to gây cảm giác hoành tráng nhưng cũng không nên “lọt thỏm”, nhỏ bé trong phòng. Nếu bàn thờ được đặt tại các không gian khác như phòng sinh hoạt chung, phòng khách… thì tủ thờ cần được thiết kế phù hợp về tỉ lệ với kích thước phòng và tương quan với các đồ nội thất khác.

    tho-cung-trong-gia-dinh-viet-(5)


    Một số điều cần lưu ý phong thủy thờ cúng trong gia đình Việt:


    Khi thiết kế hay bài trí, sắp đặt cho không gian thờ cúng trong gia đình Việt bạn phải lưu ý tránh đặt bàn thờ gần luồng hút gió mạnh, gây “động” và có thể thổi tàn lửa nhang ra chỗ khác gây cháy. Mặt bàn thờ nên đặt một tấm kính để đảm bảo an toàn tránh lửa bén. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ bên dưới phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… làm giảm tính tôn nghiêm.


    tho-cung-trong-gia-dinh-viet-(2)


    Không gian đặt bàn thờ phải đủ thông thoáng. Không nên đặt bàn thờ cao quá gây khó khăn cho việc thờ cúng, cũng không nên đặt thấp quá thiếu trang nghiêm. Trong các trường hợp bàn thờ treo hay tủ thờ cao, phải đảm bảo khoảng cách tới trần không quá gần, tránh quẩn khói và gây ám vàng trần. Để khắc phục trường hợp này, bạn có thể gắn một tấm hoa văn Chống Ám Khói phía trên trần.


    tho-cung-trong-gia-dinh-viet-(3)


    Ánh sáng trong phòng thờ và trên bàn thờ không nên sử dụng ánh sáng trắng mà nên sử dụng ánh sáng vàng, có cảm giác ấm cúng; nguồn sáng gián tiếp, tránh gây chói. Bạn có thể dùng đèn hắt tường, những bóng đèn nhót, đèn thờ… Bố trí chiếu sáng nên đăng đối theo 2 bên bàn thờ; kiểu dáng, chất liệu của đèn cũng cần phù hợp với tủ thờ và không gian chung, tránh quá màu mè, lòe loẹt…


    Phía trên là một số lưu ý về bàn thờ về thờ cúng trong gia đình Việt hiện đại, Bồ Đề Tâm hi vọng sẽ giúp cho các bạn để bố trí ban thờ tôn nghiêm và trang trọng.


    Theo Bồ Đề Tâm

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815