• Trang chủ
  • Rằm tháng 7 không cúng cô hồn có được không?

    Rằm tháng 7 không cúng cô hồn có được không?

    0
    2245

    Cúng cô hồn được xem là hoạt động tâm linh và trở thành văn hóa của người Việt. Mục đích cúng cô hồn để cứu giúp những linh hồn khốn khổ của những người chết ngoài đường, chết oan, sống lang thang, không ngườ cúng kiếng. Đây cũng là cách người sống hạn chế sự quấy rối hoặc được phù hộ từ các oan hồn.


    Tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng cô hồn, tháng “mở cửa địa ngục”. Đây là tháng của ma quỷ, âm khí nặng, đặc biệt vào ngày xá tội vong nhân, ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để tất cả linh hồn được tự do về dương thế. Ngày rằm tháng 7 chính là ngày âm khí đạt cực điểm.



    Ngày Rằm tháng 7 không cúng cô hồn có được không?


    Người Việt gọi rằm tháng 7 là dịp “địa quan xá tội” hay “xá tội vong nhân”. Việc cúng cô hồn đã được truyền từ đời này sang đời khác và chúng ta làm như một thói quen. Nhưng cũng không ít người lo lắng không cúng cô hồn dịp rằm tháng 7 có được không vì họ chỉ cần hướng tâm hoặc đến chùa cầu bình an, không thực hiện các nghi lễ cúng tại nhà.




     Mâm cúng cô hồn tháng 7
    Mâm cúng cô hồn tháng 7

    Theo sư thầy Thích Diệu Nhã chùa Linh Sơn: việc cúng cô hồn hay vong linh là tùy vào cái tâm và làm phúc của gia chủ, hoàn toàn không bắt buộc phải cúng vào dịp Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.



    Xem thêm: Cúng cô hồn tháng 7 nên cúng chay hay mặn?

    Nếu gia đình biết tất tần tật cách làm lễ cúng cô hồn tháng 7 sẽ rất lợi cho gia chủ và mọi người trong gia đình. Còn nếu không biết cách làm thì có thể nhờ nhà chùa sắm lễ và cùng cúng, hoặc tự mang lễ vật đến nhà chùa cúng. Việc cúng cô hồn có 2 hình thức: 1 là tại nhà, 2 là tại chùa.


    Cũng theo sư thầy Thích Diệu Nhã, nếu gia chủ không biết cách làm tại nhà thì không nên làm vì nếu không biết cách tiễn cô hồn đi sau khi cúng, các vong linh sẽ quanh quẩn xung quanh quấy rối gia chủ.


    Lễ cúng cô hồn tháng 7 thực hiện như thế nào?


    Những phần chính cần chuẩn bị trong lễ cúng cô hồn gồm: 1 dĩa muối gạo, 6 hoặc 12 chén cháo trắng nấu loãng, cơm vắt, đường thẻ dùng với cháo trắng, giấy tiền vàng bạc cúng cô hồn, quần áo chúng sanh, nhang, đèn, hoa quả, gạo muối, nước lọc, kèm theo các món ăn, tráng miệng khác. Ở chùa hoặc nhà các gia đình có truyền thống Phật giao thường cúng bằng các món ăn chay. Cháo trắng là món không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn, người ta tin rằng những linh hồn bị đầy đọa phải mang thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được những thức ăn thông thường, mọi người có cúng thì cô hồn cũng không thể dùng được.


    Cúng tại nhà, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, gia chủ bắt đầu thực hiện nghi thức theo thứ tự sau:




    • Đặt lễ cúng ngay trước cửa nhà hoặc nơi buôn bán

    • Đặt lễ vật lên bàn cúng ngay ngắn. Sắp xếp linh hoạt, không bắt buộc theo quy luật nào

    • Thắp hương và khấn vái theo nội dung khấn cúng cô hồn tháng 7

    • Khi nhang cháy hết thì hạ lễ vật nhưng không được mang đồ cúng vào nhà

    • Cúng xong, gia chủ rãi gao muối ra sân và đốt vàng mã. Người ta cho phép trẻ con giật đồ cúng cô hồn. Vì họ tin rằng nếu có nhiều người giật tức họ đã mua chuộc được cô hồn.


    Cúng cô hồn tháng 7 là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người Việt. Nó thể hiện được phong phú trong quan niệm tâm linh và tính nhân văn của dân tộc. Do đó, chúng ta nên chuẩn bị lễ cúng cô hồn đúng cách và duy trì nét đẹp này. Hãy cúng vài bằng cả sự chân thành

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815