• Trang chủ
  • Mâm Cúng Ông Công, Ông Táo Ngày 23 tháng chạp

    Mâm Cúng Ông Công, Ông Táo Ngày 23 tháng chạp

    0
    945

    Mâm Cúng Ông Công, Ông Táo Ngày 23 tháng chạp


    Bắt nguồn từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc, Táo Quân được ông cha ta chuyển hóa từ sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, thần Nhà, thần Bếp.


    Bao đời nay, người dân Việt Nam ta đã ngưỡng mộ lòng chung thủy của Ông Táo và thờ cúng với hi vọng Táo Quân sẽ giúp họ giữ “bếp lửa” trong gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.


    Vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp nên nắm hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được gặp may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.


    cungtatnien



    Sự tích Ông Công, Ông Táo được lưu truyền trong dân gian từ lâu như sau:


    “Một làng quê nọ có cặp vợ chồng tên là Trọng Cao và Thị Nhi sống với nhau đã lâu mà vẫn không có mụn con, nên hai người mới buồn phiền sinh ra cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao không kiềm chế được bản than nên đánh vợ. Thị Nhi không chịu được uất ức đã bỏ nhà đi. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, gặp được Phạm Lang và đã đồng ý làm vợ chàng. Trọng Cao nguôi ngoai cơn giận, chàng thấy mình có lỗi với nàng nên đã đi tìm Thị Nhi. Trọng Cao đi tìm vợ đã tiêu hết tiền bạc nên phải đi ăn xin.


    Vô tình, chàng lại ăn xin đúng nhà của Thị Nhi và Phạm Lang. Cặp vợ chồng cũ nhận ra nhau. Thị Nhi mời Trọng Cao vào nhà, hai người nói chuyện và hối hận về những việc làm của mình.


    Cùng lúc đó, Phạm Lang về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó bề giải thích nên Thị Nhi bảo Trọng Cao trốn vào đống rơm ngoài vườn. Để lấy rơm đi bón ruộng, Phạm Lang liền ra đốt đống rơm trước khi chiều muộn. Trọng Cao vì không dám chui ra ngoài nên đã bị ngọn lửa thiêu đốt. Thị Nhi chạy ra vườn thấy Trọng Cao đã chết chính bởi sự sắp xếp của mình nên liền xông vào đống rơm đang cháy để chết theo.


    Trước tình cảnh quá bất ngờ, chàng không nỡ để vợ chết một mình, Phạm Lang liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ. Linh hồn của ba vị được đưa lên gặp Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng phán cả ba vị đều có tình nghĩa nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một trọng trách:




    • Phạm Lang được phong là Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân

    • Trọng Cao nhận chức Thổ Địa, có nhiệm vụ trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Đại Long Mạch Tôn Thần.

    • Thị Nhi đảm nhận chức Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Đức Chánh Thần.”


    Ý nghĩa lễ cúng ông táo, lễ cúng ông công


    Lễ cúng Ông Công, Ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc. Ông Táo ( Táo Quân) là vị thần cái quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia chủ.


    Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi lễ cúng xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sống hay ao… thả. Bởi ngụ ý “ cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.


    Phong tục thờ cúng 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời, ở miền Bắc cỗ cúng gồm 3 mũ ông công, cá chép vàng. Người miền Trung cúng thêm con ngựa giấy, trong khi miền Nam chỉ cần mũ, áo ông công là đủ.


    Không khí Tết bắt đầu nhộn nhịp kể từ ngày tiễn Táo quân về chầu trời vào 23 tháng chạp. Đồ cúng gồm bánh, kẹo và nước trà. Lễ vật cúng Táo công thường có 3 chiếc mũ ông công (2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà). Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo.


    Ngoài ra, để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người miền Bắc hay cúng một con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ra ao hồ hay ra sông. Tuy nhiên, tục phóng sinh ngày nay cũng bị lạm dụng, nhiều người mua hàng trăm con cá để phóng sinh, thậm chí phóng sinh tôm, cua, ếch, nhái, rùa với số lượng lớn. Tôm cá chết gây ô nhiễm môi trường.


    Theo tục xưa, những nhà có trẻ con còn cúng Táo quân một con gà luộc. Gà luộc này phải là gà trống mới tập gáy (tức gà mới lớn), ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ. Ở miền Trung, người dân hay cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn miền Nam, các nhà chỉ cúng mũ, áo và đôi khi bằng giấy là đủ.


    Khi khấn, đa phần không cầu xin phú quý, cũng không cầu xin no đủ, mà chỉ xin Táo công bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay. Từ 30 Tết đến mùng 5 Tết, các nhà lại dán ảnh Táo quân để mời ngài quay trở lại.



    Phương pháp đặt bàn thờ Táo quân:


    Người Việt quan niệm ba vị thần Táo định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Tuy vậy, ngoài Bắc có xu hướng thờ chung là thổ địa, thổ công.


    Trên thực tế, bếp là nơi nấu nướng phục vụ ăn uống, nếu không chú ý thì khả năng "Bệnh tòng khẩu nhập" khó đảm bảo bình an cho gia đình. Bếp là nguồn nuôi sống con người, vạn vật sống được là nhờ ăn uống, vì thế rất coi trọng bếp nấu. Một số điều kiêng kỵ trong khu bếp:




    • Bếp không quay ra cửa chính (có nghĩa là người nấu không quay lưng ra cửa).

    • Cửa bếp không hướng ra cửa, tránh tà khí xông thẳng vào.

    • Phía sau bếp phải là tường kín, không nên đặt ở cửa sổ.

    • Đặt bếp tránh "Thủy hỏa xung khắc", không đối diện vòi nước hay tủ lạnh.

    • Cửa bếp không đối diện phòng ngủ, bếp không gần phòng ngủ đặc biệt là đặt giường gần bếp.

    • Cửa bếp không đối diện khu vệ sinh.


    Quan niệm xưa cho rằng thần Táo cai quản việc bếp núc. Công việc chủ yếu của Táo quân là thay trời giám sát việc thiện ác tại mỗi gia đình, hàng năm vào dịp 23 tháng chạp ông Táo về thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc. Ngoài ra Táo quân còn là Thần hộ trạch (giữ nhà), không cho tà ma vào nhà gây rối cho gia đình.



    Vị trí đặt bàn thờ Táo quân


    Đặt bàn thờ Táo quân thường là ở bên trên bếp nấu (gọi là trang thờ), trên vách bàn thờ có câu liễn "Định phúc Táo quân".


    Việc bài trí, sắp xếp của khu bếp ngăn nắp, đúng phong thủy sẽ làm cho chất lượng cuộc sống nâng cao. Khu bếp trong một gia đình phản ánh toàn bộ sinh hoạt, văn hóa của ngôi nhà đó, nhìn vào khu bếp ta có thể đánh giá được tính cách của chủ nhân. Dù việc bài trí có như thế nào, có đúng phong thủy hay không, thì làm đẹp cho khu bếp phản ánh nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội hiện đại.


    Có người thờ cúng nhưng để khu vực nhà bếp quá dơ bẩn cũng không tốt, vì chỗ nấu ăn là nơi rất cần sự sạch sẽ, an toàn vệ sinh thực phẩm.


    Nguyễn Mạnh Linh
    Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc
    Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - ĐHXD



    - Lễ vật cúng:


    Lẽ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ bà Táo thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại làm kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũa, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.


    Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu ngụ ý “ cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công. Sau khi lễ cúng xong, con cá chép sẽ được phóng sinh tức là đem ra sông hay ao… thả. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.


    Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn hoặc lễ chay để tiễn Táo công.


    Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo Quân xin với Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!


    Đến với Tâm Linh bạn sẽ được chuẩn bị sẵn sàng mâm cúng đầy đủ, chi tiết như sau:


    Có nơi lại thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng… nhưng những món truyền truyền thống đầy bản sắc luôn được gìn giữ như: bánh chưng, xôi chè, thịt đồng, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị mắm muối, trà, rượu, hoa, trầu cau tùy theo vùng miền được các bà nội trợ đưa vào mâm lễ cúng ông Táo được phong phú và tươm tất.


    Thời nay, các bà nội trợ đều bận rộn với công việc. Đặc biệt là dịp cuối năm, việc nhiều căng thẳng, bao nhiêu thứ cần lo toan. Mà ngày lễ cúng Ông Công, Ông Táo vẫn chưa được nghỉ về để chăm lo cho gia đình, cho mâm cúng ông Táo được tươm tất. Hiểu được tâm tình đó, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đồ cúng Tâm Linh rất hân hạnh được phục vụ dịch vụ Đồ cúng trọn gói 24/24 sẽ mang đến cho gia đình mâm cúng Ông Táo đầy đủ, chất lượng nhất chỉ với một cuộc điện thoại.


    Liên hệ: 0969 69 59 19 Mr Khương để đặt mâm cúng.


    Mâm cúng Ông Táo được Dịch vụ Đồ cúng Tâm Linh cung cấp được đặt trong bếp nhà bạn, bếp bật cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm.



    BÀI KHẤN CHO LỄ CÚNG ÔNG TÁO (23 tháng Chạp)


    Nam mô A Di Đà Phật


    Nam mô A Di Đà Phật


    Nam mô A Di Đà Phật


    Con lạy chin phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.


    Tín chủ (chúng) con là: ..........Ngụ tại: ................


    Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng Tôn thần. Thắp nến tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án thụ hưởng lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua, gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, trẻ già sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.


    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật
    Nam mô A Di Đà Phật

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815