Cúng Vu lan chính thức vào ngày nào?
(Đồ Cúng) - Nhiều người để tiện và phù hợp với thời gian của mình đã cúng Vu lan trước Rằm tháng 7 từ mồng 2, với quan niệm cúng trước để gia tiên được hưởng nhiều. Nhưng thực ra chỉ có 1 ngày cúng chính.
|
Theo TS Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Tiềm năng con người), truyền thống Phật giáo Việt Nam có Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Tư, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng Chạp là 4 ngày rằm của 4 quý được nhấn mạnh, bởi đó là là tiết định mùa, tín ngưỡng, nghi lễ của tôn giáo.
Rằm tháng 7 âm lịch là ngày đặc biệt. Ngày ấy mọi người đang sống thường tưởng nhớ tới tổ tiên, ông bà, cha mẹ, hay chính xác là tưởng nhớ tới những người đã khuất.
Nếu với 18 điều kiêng kị và 13 việc nên làm dịp Rằm tháng 7 trên mạng, mọi chuyện sẽ phải làm từ mồng 2 tới 14/7 âm lịch là phải xong kẻo Diêm Vương đóng cửa ngục! Vậy thì ngày Rằm tháng 7 báo hiếu, ngày xá tội vong nhân sẽ phải ứng xử thế nào? Thời điểm từ 2 đến 14 âm lịch có hợp lý hay không?
Theo quan điểm của TS Nguyễn Mạnh Cường, cúng Rằm tháng 7 thực tế chỉ có 1 ngày để chẩn tế, cầu siêu cho các vong linh. Về thời điểm, cúng lễ phải đúng ngày, làm trước chẳng có tác dụng gì vì chưa có lý giải nào làm như thế có kết quả hay không!
Không nên cúng trước ngày Rằm
Tham khảo ý kiến của một số nhà tâm linh được biết: Rằm tháng 7 nên cúng đúng ngày Rằm.
Có ý kiến cho rằng, từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 7 âm lịch cửa địa ngục chưa được mở, các vong linh gia tiên chưa được về nhà. Nếu cúng Vu lan trước thì các cụ không được hưởng. Nếu cúng Vu lan sau ngày Rằm thì các cụ đã đi rồi cũng không được hưởng.
Cửa địa ngục chỉ cho phép vong linh về nhà thăm con cháu trong 3 ngày 14, 15, 16. Vì vậy người dân chỉ nên cúng Rằm tháng 7 trong 3 ngày này, không nên cúng sớm hơn, cũng không nên cúng quá chậm thì gia tiên mới được hưởng lễ Vu lan. Lễ chay hay mặn thì tùy tâm. Nhưng xưa các cụ làm lễ cúng Rằm tháng 7 đơn giản, còn ngày nay người ta bày đặt nhiều chuyện tốn kém hơn. |
Nguồn: GiadinhNet.Vn