Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết Đoan dương, ngày diệt sâu bọ là một trong những cái tết truyền thống ở Việt Nam, diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm tuy nhiên không phải ai cũng biết nên cúng tết Đoan Ngọ vào thời gian nào trong ngày. Hãy cùng tham khảo bài viết này để biết được thời gian cúng tết Đoan Ngọ.
Cúng Tết Đoan Ngọ vào thời gian nào là chính xác nhất?
Ngày mùng 5/5 âm lịch hàng năm là ngày tết Đoan Ngọ được diễn ra, vậy có nghĩa là năm 2018, vào ngày 18/6 dương lịch chính là ngày tết Đoan Ngọ. Theo phong tục thì người dân thường cúng vào lúc sáng sớm tuy nhiên tết Đoan Ngọ nên cúng vào giờ chính Ngọ của ngày 5/5 âm lịch. Đoan được hiểu là mở đầu và Ngọ chính là khoảng thời gian bắt đầu từ lúc 11h - 13h.
Vào dịp Đoan Ngọ cũng là thời tiết có vẻ trở nên nóng bức hơn. Đây chính là lúc chuyển mùa làm cho các con côn trùng, sâu bọ phát triển mạnh, phá hoại mùa màng. Do đó, người ta thường thực hiện nghi lễ diệt sâu bọ, dâng hương nhằm cầu được mùa.
Theo quan niệm của người xưa thì trong cơ thể của con người thường ẩn chứa sâu bọ nên nếu như không được diệt trừ thì chúng sẽ sinh sôi và gây hại tới cho con người và lũ sâu bọ này thường lộ diện vào 5/5 âm lịch nên cần phải làm lễ để diệt trừ và diệt trừ bằng cách là ăn rượu nếp, hoa quả, thức ăn trong ngày 5/5 âm lịch này.
Các Đồ Cúng Cho Ngày Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ chính là giai đoạn chuyển mùa, là thời điểm có nhiều hoa quả nhất và là thời gian vừa thu hoạch xong. Do đó, hoa quả chính là thứ không thể thiếu được trong ngày 5/5. Tuy nhiên, theo đặc sản của mỗi vùng và phong tục tập quán mà mâm cố cúng tết Đoan Ngọ sẽ khác nhau.
Cúng dịp tết Đoan Ngọ có ý nghĩa báo cáo một vụ mùa đã qua và mong vụ sau có mùa màng bội thu. Mâm cúng tết diệt sâu bọ ngày 5/5 thường gồm có:
- Hương, vàng mã, hoa
- Rượu nếp, nước
- Các hoa quả như: Vải, mận, chuối, dưa hấu, hồng xiêm ... (Trong đó quả Vải và quả mận là không thể thiếu, nó là nét đặc trưng của ngày tết Đoan Ngọ).
- Xôi
- Cơm rượu
- Chè (Một số nơi ở miền Bắc hay dùng chè trôi)
- Bánh gio (Đặc trưng của miền Trung và Nam Bộ và một số nơi ở miền Bắc)
>>> Xem thêm: Các lễ vật chi tiết trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5: TẠI ĐÂY
Tùy vào từng địa phương thì người dân sẽ chuyển bị mâm cúng với một số điểm khác, chẳng hạn như ở Huế thì mâm cúng ngày 5/5 không thể thiếu món chè kê, ở miền Trung thì mâm cúng có món bánh ú lá tre ...