Ngày lễ cúng Tết Đoan Ngọ còn được gọi là gì?
Tết Đoan Ngọ còn được gọi với tên khác là gì và tên gọi này có ý nghĩa gì, chắc hẳn đại đa số người dân Việt Nam không nắm rõ hết được. Bài viết sẽ giải đáp giúp bạn để hiểu hơn về nét văn hóa truyền thống của người Việt.
Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan Dương, dân gian vẫn gọi là Tết diệt sâu bọ có ý nghĩa gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt.
Tết Đoan Ngọ là gì?
Tết Đoan Ngọ là một nét văn hóa đẹp của dân tộc Việt Nam. Tết Đoan Ngọ là một dịp truyền thống để các thành viên trong gia đình người Việt quây quần, cùng tưởng nhớ đến tổ tiên và mong đợi những điều tốt lành sẽ tới.
Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, được coi là một dịp Tết giữa năm của người Việt xưa. Năm 2018, theo lịch dương, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào ngày 18 tháng 6, tức là vào trung tuần tháng 6.
Do Tết Đoan Ngọ không phải dịp lễ lớn nên trong ngày này, các cán bộ, công nhân viên chức không được nghỉ làm mà thường chỉ có các hoạt động thờ cúng, ăn uống theo tục lệ xưa của dân gian diễn ra.
Tết Đoan Ngọ còn được gọi với tên khác là gì?
Tết Đoan Ngọ có tên gọi khác là Tết Đoan Dương, hay dân gian vẫn gọi với tên rất gần gũi và dễ nhớ hơn là Tết diệt sâu bọ. Sở dĩ có tên gọi là Tết Đoan Dương là bởi theo người xưa, ngày mùng 5/5 âm lịch là ngày Hạ chí. Vào ngày này, thời điểm giữa trưa từ 11h tới 13h là khi trời đất hội tụ dương khí mạnh nhất. Do đó, tên gọi Tết Đoan Dương bắt nguồn từ điều này.
Còn đối với tên gọi Tết diệt sâu bọ, đây là cái tên gắn liền với phong tục, với truyền thống văn hóa lúa nước của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay. Ông cha ta quan niệm năm mới bắt đầu từ tháng 11 âm lịch, là sự khởi đầu cho một mùa màng mới. Do vậy mà mùng 5/5 âm lịch là thời điểm giữa năm, báo hiệu một mùa bão sắp đến, người nông dân cần chuẩn bị tươm tất để có kế hoạch gieo trồng hợp lý.
Lễ cúng Tết Đoan Ngọ được tổ chức như thế nào?
Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 là nét văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Vào ngày này, người ta thường ăn rượu nếp, cái rượu hoặc uống rượu vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy để diệt trừ các loại vi khuẩn trong cơ thể, giúp có một sức khỏe tốt để lao động.
Ngoài ra, tùy theo tập tục và sản vật vốn có của từng địa phương mà người dân Việt 3 miền Tổ quốc lại có cách ăn mừng Tết Đoan Ngọ khác nhau. Miền Bắc thường bày lên bàn thờ gia tiên mâm cúng Tết Đoan Ngọ với thịt vịt, nếp cẩm, cái rượu, rượu trắng và các loại quả đặc trưng cho mùa hè như mận, đào, vải.
Người dân miền Trung và miền Nam lại thường ăn Tết Đoan Ngọ với các loại bánh cổ truyền như bánh ú nước tro được làm từ gạo, các loại nếp cẩm, cơm rượu. Chè hạt sen cũng là món ăn phổ biến trong ngày Tết Đoan Ngọ giúp giải nhiệt và bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh.