• Trang chủ
  • Cúng ông táo ở bếp hay bàn thờ gia tiên

    Cúng ông táo ở bếp hay bàn thờ gia tiên

    0
    2405

    Cúng ông táo ở bếp


    Người Việt chúng ta tin rằng, cứ mỗi năm đến ngày 23 tháng Chạp , Táo quân lại bay về trời để trình báo với Ngọc Hoàng những sự việc diễn ra trong gia đình. Đến đêm giao thừa, Táo Quân mới trở về  lại để tiếp tục công việc cai quản bếp lửa của mình. Chính vì vật mà nhiều người cứ nghĩ rằng việc cúng ông táo ở bếp mới là đúng.


    Đại đức Thích Chúc Tiếp, là Chánh văn phòng Ban trị sự Giaó hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên cho biết, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm hay ngày ông Táo về chầu trời còn được xem là ngày cúng gia tiên, tất niên cuối năm. Đây là lễ mở đầu cho nhiều các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, thường kéo dài thừ ngày 23 tháng Chạp cho đến rằm tháng Giêng năm mới. Sau khi bạn tiễn đưa ông Táo, mọi người trong gia đình thường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau dọn đồ cúng ông bà tổ tiên, cắm hoa, câu đối… chuẩn bị cho năm mới với nhiều điều mới



    Đặt mâm lễ cúng ông táo ở bếp là đúng hay sai?


    Theo phong tục cổ truyền từ xa xưa của chúng ta, Táo Quân là người cai quản chuyện bếp núc của mỗi gia đình. Táo Quân bao gồm một bà và 2 ông cúng là tượng trương cho một chiếc kiềng ba chân trong căn bếp ấm áp của môi gia đình người Việt chúng ta. Người xưa có quan niệm, gia đình có hạnh phúc ấm êm hay không là do cái bếp bới nơi nó là nơi giữ lửa. Táo Quân là người biết hết tất cả mọi chuyện lớn bé, xấu tốt trong nhà gia chủ.



    Xem thêm : Cúng ông táo: Những điều gia đình cần quan tâm

    Mâm cúng ông táo Mâm cúng ông táo

    Vào hằng năm, cứ 23 tháng chạp là Táo quân lại cưỡi cá chép lên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng mọi việc tốt xấu trong năm trong từng gia đình. Đồng thời, thay gia chủ bày tỏ những mong muốn một năm mới với mọi điều may mắn vạn sự an lành. Vì vậy, gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm lễ cỗ đầy đủ để tiễn các Táo.


    Nói về việc cúng ông táo nên ở bếp hay bàn thời gia tiên, Đại đức Thích Chúc Tiếp cho rằng, theo truyển thống văn  hóa của dân gian ta thì bàn thờ ông Táo thường được đặt trong bếp cps thể đặt bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thời vị thần coi sóc chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm áp, gia đình sung túc, thuận hòa.


    Hiện nay ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cung ong tao. Xưa, lễ cúng ông táo thường đặt trong bếp, nơi đặt bàn thờ riêng các Táo. Song do ngày nay, việc thời cúng đã được đơn giản hóa, nhiều nhà không có bàn thời riêng ông táo. Với những nhà không có ban thờ ông Táo riêng thì sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm lễ cúng khác thắp hương ở bàn thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng ông táo người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ hồng rồi mới bày biện mâm cỗ…


    Nhà nghiên cứu Nguyên Vũ Tuấn Anh, Gíam đốc Trung tâm Lý học Đông phương cũng chia sẽ về vấn đề này. Theo đó, các gia đình Việt Nam thường cung ong tao và ông Công trên bàn thờ gia tiên, nhưng trên thực tế thì đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đau trong nhà còn ông Táo là 3 vị thần chăm coi việc bếp núc trong gia đình. Và lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn ông Công và ông Táo về bẩm báo Ngọc Hoàng cho nên việc gộp chung thờ cúng trên bàn thờ là chưa đúng. Trong ngày nay, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công thì sẽ được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới chính xác.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815