• Trang chủ
  • Cúng cô hồn tháng 7 chay hay mặn là đúng nhất?

    Cúng cô hồn tháng 7 chay hay mặn là đúng nhất?

    0
    5364

    Cúng cô hồn tháng 7 chay hay mặn? Vì sao?


    Theo dân gian, tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, tháng địa ngục mở cửa. Mọi người thực hiện lễ cúng thí thực cô hồn (hay còn được gọi cúng chúng sinh) từ ngày mùng 1 đến 14/7 âm lịch. Đây được xem là hành động nhân đạo, cứu giúp những vong hồn khốn khổ, không ai cúng vái.


    Ở chùa hoặc ở các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta thường cúng cô hồn bắng các món chay, không cúng đồ mặn vì sợ sẽ khơi dậy lòng tham, sân si. Lễ cúng cô hồn thường không có đồ mặn như gà, heo,… Thêm nữa, khi rải tiền vàng lên mâm, cần để 4 hướng Đông- Tây- Nam- Bắc, mỗi hướng 3-5-7 cây nhang. Mâm cúng cô hồn được bày và đặt ở ngoài trời, không đặt ngay bậu cửa.




     Mâm cúng cô hồn trọn gói
    Mâm cúng cô hồn trọn gói

    Tuy nhiên, không ít người cúng cô hồn có những món mặn như gà, heo quay, vịt luộc, xôi chè, bánh bao,… Theo các chuyên gia Tâm Linh, việc này không hoàn toàn sai, tùy điều kiện, quan niệm của mỗi người có thể chuẩn bị mâm cúng thí thực nhưng không được thiếu những vật phẩm cần thiết.


    Cháo loãng được xem là món không thể thiếu khi cúng cô hồn vì người ta tin rằng những vong hồn bị đày đọa phải mang thực quản nhỏ không thể nuốt những thức ăn thông thường.


    Những lễ vật cúng cô hồn không thể thiếu


    Một số lễ vật cần chuẩn bị khi cúng cô hồn gồm:




    • Tiền vàng, quần áo chúng sinh, tiền chúng sinh

    • Hoa quả

    • Kẹo, bánh bỏng, khoai lang luộc, bắp luộc, sắn luộc, bim bim, sữa… để cúng thai nhi, trẻ nhỏ.

    • Tiền mặt: tiền thật

    • Gạo muối, nước lọc

    • Cháo trắng nấu loãng

    • Đường thẻ


    Lễ cúng cô hồn được làm ngoài trời hay trước cửa chính. Nếu không cúng tại nhà có thể cúng ở Chùa.



    Xem chi tiết và cách chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn tháng 7: TẠI ĐÂY

    Thời điểm cúng cô hồn vào buổi nào?


    Lễ cúng cô hồn thường được thực hiện vào buổi chiều hay chiều tối. Vì theo quan niệm dân gian, ban ngày ánh sáng, ánh nắng mặt trời mạnh, các cô hồn từ địa ngục lên còn rất yếu, linh hồn không hội tụ. Nếu cúng vào ban ngày các cô hồn không dám lên để nhận lễ vật cúng, họ sợ ánh nắng. Chiều tối là thời điểm linh hồn tích tụ, cô hồn nhận được tất cả đồ cúng gia chủ thí thực.


    Lưu ý cúng cô hồn không rước vong lạ vào nhà


    Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng nhưng khi cúng xong không biết cách mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn quanh nhà quấy phá.


    Vào tháng cô hồn, nếu cúng cô hồn sai cách, vô tình rước vong lạ về nhà.


    Cháo loãng, mía (nước mía) là món vong linh rất thích, vì cổ họng vong hồn, quỷ đói nhỏ chỉ ăn được cháo loãng và nước. Nhiều người đã vô tình bỏ qua.


    Kết thúc buổi cúng, vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã, giấy cúng. Ở Việt Nam có tục giật đồ cúng cô hồn, người sống giật mâm cúng, sau đó đốt vàng mã, nếu cúng có tiền thật thì thảy tiền cho người sống cùng với bánh kẹo. Người ta tin rằng nếu người sống giật đồ cúng càng đông, tức họ đã mua chuộc được cô hồn không đến quấy phá họ nữa.


    Không nên ăn đồ cúng cô hồn, không mang đồ cúng vào trong nhà. Các vật phẩm cúng như chè xôi, gà, heo, cơm canh cúng ngoài trời khá lâu nên bị nguội lạnh, ruồi bu kiến quấy phá, nhang khói vướng vãi, bụi bám,…không an toàn cho sức khỏe (những người có tiêu hóa, sức đề kháng không tốt).


    Khi dọn đồ cúng ra, gia chủ chưa kịp thắp nhang khấn vái, bị giật đồ cúng từ trên tay thì nên buông thả đồ cúng ra khỏi tay. Bởi theo quan niệm dân gian, gia chủ giật lại nhận hậu quả không lường. Chưa làm lễ đã có người chờ đợi giật, đó là dấu hiệu tốt.


    Nên cúng cô hồn với các món chay, nếu cúng món mặn khiến các vong hồn nảy sinh lòng tham, lưu luyến dương gian, khó đầu thai kiếp khác.


    Trong khi cúng cô hồn, gia chủ dặn trẻ con không chơi đùa xung quanh chỗ cúng, trước là không ảnh hưởng đến việc cúng kiếng, sau là tránh bị cô hồn quấy phá, trẻ con thường yếu vía. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người già nên tránh mặt.


    Khi cúng xong, gia chủ không nên đứng trước lối ra vào để tránh đường cho cô hồn vào hưởng đồ cúng.


    Khi thực hiện lễ cúng cô hồn, nhiều gia đình khấn xin cô hồn ban phước, may mắn, tài lộc cho gia chủ,…Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đây là điều không đúng vì chung ta đang cúng, đang phát lộc cho những cô hồn, chứ không phải cúng để mong cô hồn phù trợ.


    Với những chia sẻ trên thì chắc thắc mắc cúng cô hồn chay hay mặn? những vấn đề liên quan đến cúng cô hồn, cũng đã được làm sáng tỏ. Nếu bạn vẫn còn vấn đề gì thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815