Cung Cấp Mâm Cúng Rằm Tháng 7

    0
    8547

    Ý nghĩa Ngày Rằm tháng 7 (Âm lịch)


    Được gọi là ngày “Báo hiếu cha mẹ” tức lễ Vu Lan. Rằm tháng 7 cũng là ngày “Xá tội vong nhân” tức lễ cúng Cô hồn.


    Cứ vào dịp rằm tháng bảy âm lịch, các gia đình thường thắp hương tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.


    Theo giáo lý nhà Phật, mâm cúng rằm tháng 7 hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng vu lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà gồm các lễ như: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.



    Mâm cúng rằm tháng 7 được chia làm 3 mâm.


    1. Cúng Phật:



    Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.


    Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh.


    2. Cúng thần linh và gia tiên:



    Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.


    Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.


    Trên mâm bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc ... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần.



    3. Cúng chúng sinh


    Cuối cùng là lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái ở kiếp trước...Những vong hồn này rất đáng thương vì không được ai thờ cúng, hoặc chết đường chết chợ lang thang vạ vật không tìm được đường về với tổ tiên.


    Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa.


     Lễ cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể khấn nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi những bám víu trần thế đau khổ, chỉ đường đến các chùa to miếu lớn để được nương tựa ánh sáng từ bi vô lượng nơi cửa chùa.




    Mâm cúng rằm tháng 7 Mâm cúng rằm tháng 7

    Thành phần: Mâm cúng Cô Hồn, mâm cúng rằm tháng 7




    Quý Khách muốn đặt mâm cúng trọn gói xin vui lòng

    Liên Hệ : 0969 69 59 19 Mr Cường.

    Mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi, mâm cúng khai trương, mâm cúng động thổ, mâm cúng khởi công, mâm cúng cô hồn, mâm cúng thần tài ....






    Mâm cúng rằm tháng 7 Mâm cúng rằm tháng 7

    Văn khấn mâm cúng rằm tháng 7





    Nam mô Thập Phương thường trụ Tam Bảo chứng minh! (3 lần)


    Nam mô Tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật tát đại chứng minh! (3 lần)


    Nam mô Tam thừa Đẳng giác chư đại Bồ tát chư hiền Thánh Tăng! (3 lần)


    Nam mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát


    Nam mô Đại hiếu Mục Kiều Liên Tôn Giả


    Kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần!


    Kính lạy ngài Bản gia Táo quân, Thần linh, Thổ địa.


    Tín chủ con là: …… Ngụ tại: ………


    Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm …..


    Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng, bày lên trước án.


    Chúng con thành tâm kính mời: ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát, ngài Mục Kiều Liên Tôn Giả.


    Chúng con thành tâm kính mời: Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân và hội đồng các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.


    Cúi xin Ngài giáng lâm trước án, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu Lan ngày vong nhân được xá tội. Chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao nay không biết gì đền báo. Chúng con kính dâng lễ bạc, bày tỏ lòng thành nguyện mong nạp thụ. Tín chủ con thành tâm kính lễ, cúi xin phù hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, gia đình hòa thuận, vạn sự tốt lành.


    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.


    Nam mô a di Đà Phật!


    Nam mô a di Đà Phật!


    Nam mô a di Đà Phật!

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815