Mời Quý khách hàng tham khảo những bài cúng chuyển nhà mới dưới đây, Các bài văn khấn cũng như cách thức sắm sửa lễ vật dưới đây được trích dẫn từ cuốn “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” của Thượng tọa Thích Thanh Duệ – Viện phó Học viện Phật giáo Việt Nam (thẩm định chỉnh lý) và tác giả Nguyễn Bích Hằng (biên soạn). NXB Văn hóa thông tin.
Bài cúng về nhà mới, khi phải sửa chữa lớn, khi mở cổng hoặc khi cất nóc nhà và xây dựng thêm tầng.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy quan Đương niên – Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………
Ngụ tại: ………………………………………………………………
Hôm nay là ngày ….. tháng ……… năm ……………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (cất nóc, chuyển nhà, sửa chữa, mở cổng, xây thêm …) Tín chủ con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
-
Hình ảnh mâm cúng về nhà mới
Lễ tạ nhà cũ trước khi chuyển nhà:
Gồm có:
- Lễ tạ thần linh, Thổ Công
- Lễ tạ Gia Tiên Trước khi chuyển nhà đi ta nên làm mâm cơm lễ tạ (xôi, gà, hoa, quả, rượu, thịt, nước, trầu cau, vàng mã, thắp nến…)
Theo tục lệ truyền thống phải “có đầu có cuối”, khi đến thì chúng ta làm lễ nhập trạch, khi đi phải làm lễ tạ mới đàng hoàng: Thắp lên mỗi bát hương trên bàn thờ ở nhà cũ ba nén hương (thường thì mỗi gia đình có 3 bát hương: Bát Thần linh-Thổ công ở giữa, bát Gia tiên và Tổ cô đặt hai bên. Nếu thờ thần Tài thì đặt một Khám riêng dười đất, gần cửa ra vào). Lễ tạ, trước hết là tạ ơn thần linh thổ công đã phù hộ cho gia đình mình trong thời gian sinh sống tại đây, xin phù hộ cho việc chuyển đi của mình và thuận lợi. Sau là xin phép thổ công cho tổ tiên vào nhà và khấn mời tổ tiên theo ta về nhà mới. Sau khi tàn hết hương thì mang bát hương gia tiên và bát tổ cô (ông bà, cha mẹ, nếu có) đi theo, nên đặt vào hộp bìa kín đáo, giữ cẩn thận. Bát hương thổ công để lại, vì đó là bài vị thờ Thổ thần của ngôi nhà đó. Lễ tạ này có thể làm trước khi chuyển nhà trong khoảng một tuần trăng. Khi đó trong lúc khấn chúng ta nói rõ ngày sẽ chuyển nhà và địa chỉ nhà sẽ chuyển đến.
Những điều cần biết khi nhập trạch (dọn vào nhà mới)
Nếu Quý khách là 1 gia đình có vợ chồng con cái thì đầu tiên là vợ gia chủ cầm 1 cái gương tròn đem vào nhà trước (mặt gương soi vào nhà), kế đến là gia chủ tự tay bưng bát nhang thờ Tổ Tiên, rồi lần lượt các người trong nhà mới đem vào: Bếp lửa (tốt nhất là Bếp còn đang cháy đỏ từ nhà cũ đem tới), chăn nệm, gạo, nước, muối, đồ tư trang quý giá…vv…
Nếu nhà vắng đàn ông thì người mẹ bưng bát nhang thờ Tổ Tiên vào trước, kế đến là con cái lần lượt mang Bếp, gạo, nước…vv… vào.
Chuyển đồ đạc vào nhà trước, dọn đồ cúng về nhà mới sau.
Không ai được đi tay không vào nhà. Tuồi Dần không được phụ dọn. Phụ nữ có thai không được phụ dọn (nếu muốn phụ, thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật thì không sao). Trong giờ tốt, gia chủ tự tay cầm tiền bạc nữ trang, tài sản quý giá cất vào tủ.
Lễ vật để đi Tân Gia mà người ta quý và có ý nghĩa tốt đẹp, mang lại điều lành cho gia chủ chính là: 1 nồi cơm điện (theo quan niệm bây giờ cho tiện), hay 1 bộ soong nồi (bởi ngày xưa chưa có đồ điện mà). Đây là những món quà mang ý nghĩa sung túc, no đủ, nên ta hãy đem tặng cho người thân, bạn hữu thân tình khi họ Tân Gia nhé!