• Trang chủ
  • Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cúng gì?

    Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cúng gì?

    0
    2441

    Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch là một trong những ngày Tết truyền thông ở một số nước Đông Á chứ không riêng Việt Nam, là phong tục lễ tết gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm. Tuy nhiên, quan niệm và cách thức thờ cúng của người Việt có nhiều điểm khác biệt. Đây là ngày Tết có ý nghĩa quan trọng không thể bỏ qua của người Việt từ xưa, sau Tết Nguyên đán và quy mô như rằm tháng 7 âm lịch. Công ty CP DV Đồ Cúng Tâm Linh xin chia sẽ về nguồn gốc và tết đoan ngọ cúng gì là chính xác cho các bạn tham khảo nhé!



    Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 ở Việt Nam


    Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ.


    Sau mùa vụ, nông dân ăn mừng vì được mùa, nhưng tai ươn sâu bọ năm đó kéo đến dày đặc, ăn trái cây, thực phẩm đã thu hoạch.


    Người nông dân lo lắng không biết làm cách nào để xua đuổi, giải được nạn sâu bọ. May mắn thay, có một ông lão từ phương xa đến tự xưng là Đôi Truân. Ông dạy nông dân lập đàn cúng, sau đó ra trước nhà vận động thể dục.


    Người dân làm theo chỉ dẫn, chỉ một lúc sau sâu bọ bỏ chạy, té ngã. Ông lão còn dạy thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất đông và hung hăng, cứ vào đúng ngày này làm theo những gì ông dặn dò thì sẽ xua đuổi được bọn sâu bọ. Người dân biết ơn nhưng chưa kịp cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất.


    Để tưởng nhớ việc này, người dân đặt cho ngày này là Tết diệt sâu bọ hay ngày Tết Đoan Ngọ vì thời gian cúng vào giờ Ngọ.



    Các bạn tham khảo bài viết để biết rõ về nguồn gốc tại sao phải cúng tết đoan ngọ: TẠI ĐÂY

     <em><strong>Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 cúng gì là đúng?</strong></em>
    Tết Đoan Ngọ Mùng 5 Tháng 5 cúng gì là đúng?

    Vậy Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cúng gì?


    Từ lâu Tết Đoan Ngọ hay Tết diệt sâu bọ đã trở thành truyền thống và phong tục thú vị của người Việt. Mỗi năm cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, nhà nhà lại rộn ràng chuẩn bị bánh trái, đồ ăn để cúng và “diệt sâu bọ”. Bạn có biết từ Nam ra Bắc vào ngày Tết Đoan Ngọ người ta cúng gì? Tết Đoan Ngọ người ta ăn gì không?


    1.Cơm rượu nếp


    Đây là món đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết này, có thể diệt được sâu bọ và phổ biến ở cả 3 miền  Bắc Trung Nam.


    Theo quan niệm người xưa cho rằng những loại thức ăn có vị chua, cay, ngọt, nóng có khả năng diệt được những loại ký sinh trùng, vi khuẩn, sán… ẩn náo trong cơ thể. Cơm rượu nếp chính là món ăn hội tụ tất cả những yếu tố cần thiết đó, thêm vào đó cơm rượu có mùi thơm nồng , gạo nếp lên men, khiến lũ “sâu bọ” bị “say” và tiêu diệt được chúng.


    Lưu ý, đối với những ai có “tửu lượng” hạn chế thì không nên ăn nhiều, lỡ bị say đấy nhé!


    2.Các món ăn chế biến từ thịt vịt


    Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 là thời điểm vịt vào mùa, thịt béo và thơm ngon hơn. Vào ngày này, tất cả các khu chợ trở nên nhộn nhịp, inh ỏi với cảnh kẻ mua người bán vịt đông đúc.


    Vì thế rất nhiều món ăn được làm từ thịt vịt trong bữa cơm đoàn tụ gia đình, trong đó phổ biến là món bún măng vịt, vịt quay, vịt làm gỏi, tiết canh vịt, vịt nấu cháo,… vô cùng hấp dẫn tươi ngon. Đặc biệt thịt vịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, không làm bạn tăng cân nên cứ thoải mái thưởng thức.


    3.Bánh tro


    Bánh tro có nhiều tên gọi khác nhau như bánh ú, bánh gio,…với hình dáng và biến thể khác nhau tùy vào vùng miền, sở thích mỗi gia đình. Đây là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 của người miền Nam và Nam Trung bộ.


    Mọi người quan niệm, ăn bánh tro vào ngày này sẽ tiêu tan được bệnh tật, cây trái, hoa màu sẽ tiêu diệt hết sâu bọ. Mùa hè nóng bức, dễ gây bệnh, ăn các món ăn thanh đạm từ thiên nhiên, thực vật, dễ tiêu hóa, tốt cho sức khỏe. Đặc trưng của bánh tro là được làm từ gạo nếp ngon, gói trong lá chuối tươi và nấu bằng củi, rơm rạ… hoàn toàn tự nhiên.


    4.Trái cây theo mùa


    Tháng 5 âm lịch làm mùa trái cây bắt đầu chín rộ. Người nông dân quan niệm trái cây phải thu hoạch đúng thời điểm và nhanh để tránh khi hái dở dang bị dơi, sâu bọ, chim kéo đến phá.


    Vào mùa này đi khắp các chợ, đâu đâu cũng thấy rất nhiều loại trái cây như mận, đào, xoài, vải thiều, mít, chôm, chôm, bơ… Ngày Tết Đoan Ngọ thiếu những loại trái cây này thì thiếu đi nhiều ý nghĩa.


    5.Chè xôi


    Bạn có thể ăn chè xôi quanh năm, nhưng vào ngày này, tùy vào mỗi vũng miền sẽ có món đặc trưng. Miền Bắc ăn chè đâu xanh, chè mật gạo nếp. Miền Trung có chè kê, chè hạt sen. Miền Nam có chè trôi nước.


    Các món ăn sẽ được chuẩn bị tươm tất cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức.


    Ngoài ra việc chuẩn bị các món ăn truyền thống trên, ở một số khu vực ven biển, sông suối miền Bắc còn có tục lệ “tắm tiên”- tắm nước tiên vào sáng sớm, lúc mặt trời còn chưa mọc, không khí trong lành nhất.


    Từ già đến trẻ, đều cùng nhau ra biển, sông, suối để tắm mong muốn trị được các bệnh ngoài da, dị ứng, rửa sạch hết những đều xui xẻo và cầu mong may mắn đến với gia đình.



    Xem thêm bài viết : Ý nghĩa và hướng dẫn làm mâm Cúng mùng 5 tháng 5 để chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ thật chu đáo nhé

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815