Tản mạn về cách sử dụng vật phẩm phong thủy phát tài
Đã làm kinh doanh thì hiếm ai không tin vào phong thủy, nhưng tin thế nào và dùng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Phong thủy thực chất là một môn khoa học chứ không phải là mê tín dị đoan. Phong thủy là để cải biến những điều xấu, kích hoạt những điều tốt, chứ không có tác dụng thay đổi vận mệnh.
Trong phong thủy có một vật phẩm được tôn vinh là đệ nhất tài thần. Đó là con tỳ hưu. Nó được giới thiệu là một con vật chỉ có ăn và không hề đào thải, nó được coi là hình tượng của sự tích lũy và phát triển tài lộc vì chỉ có vào không có ra.
Người ta đồn rằng chính Hòa Thân, một vị đại thần bậc nhất đời nhà Thanh có một con tỳ hưu bằng bạch ngọc rất lớn. Lớn đến nỗi ông ta phải xây cả một ngôi nhà để chứa con tỳ hưu. Nhưng nó được ông ta giấu rất kỹ, chỉ đến khi nhà ông bị khám, mọi người mới biết đến con tỳ hưu này. Bởi vậy, người ta đồn rằng sở dĩ ông ta giàu có đến bậc "Phú gia địch quốc" chính nhờ con tỳ hưu bằng bạch ngọc đồ sộ đó.
Huyền thoại từ xa xưa đã nói đến con tỳ hưu. Theo truyền thuyết Tỳ Hưu là đứa con thứ chín của Long Vương, thức ăn của nó là kim ngân châu báu, vì thế toàn thân nó toát lên bảo khí một cách tự nhiên. Đem Tỳ Hưu ra so sánh với các con vật cát tường khác như Cóc vàng thì Tỳ Hưu luôn đứng đầu, vì thế nó rất được Ngọc Hoàng ưa chuộng. Nhưng ăn nhiều thì nặng bụng, cho nên có một lần vì không nhịn được nó đã đi bậy trên Thiên Đình khiến Ngọc Hoàng Đại Đế rất tức giận và cho một tát vào mông khiến cho hậu môn bị bịt kín luôn, từ đó kim ngân châu báu chỉ có thể vào mà không thể ra. Sau khi chuyện đó được truyền đi, Tỳ Hưu được xem như con vật chiêu tài tiến bảo cát tường.
Bởi vậy, tỳ hưu bán đầy ở các cửa hàng phong thủy, người giàu thì mua con to giá đến vài trăm triệu, người làng nhàng thì cũng vài triệu một con, người có chút dư dả cũng mua loại nhỏ vài trăm một cặp.
Nguyên tắc trong Phong thủy học mọi sự vận động đều tuần hoàn theo quy luật tạo hóa. Sinh sinh diệt diệt chẳng có cái gì là sự vĩnh cửu. Có nhập thì phải có xuất đó là lẽ tự nhiên. Chẳng có cái gì chỉ có nạp mà không có thải. Những căn nhà, hoặc căn phòng bế khí là một thí dụ cho những hậu quả tai hại của những con người cư ngụ trong đó. Đó là hậu quả của sự có nạp mà không có thải. Cứ cho rằng con tỳ hưu mà hình tượng của nó chỉ nap khí và tụ lại trong hình tượng đó, không có thải ra theo nguyên tắc "hình nào khí đó". Và nếu đúng như vậy thì quả là sự nguy hại cho những ai sử dụng nó.
Bởi vậy, không phải cứ phát vượng thì mua con nọ con kia. Mua nó về, lúc đầu thì có vẻ như phát tài , phát lộc thật, Nhưng đến khi khí bế thì tài lộc không thể vào được nữa. Kinh doanh ngày càng lụn bại. Nếu đã lỡ mua rồi ,hãy tạo ra cái hậu môn để thông khí cho nó.
Tương tự câu chuyện về con Tỳ Hưu có câu chuyện về Chiếc Gương cải biến Vận mệnh trong Kinh Doanh. ở giới hạn bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh trong kinh doanh, làm ăn. Có người làm bất động sản nọ, được nhà phong thủy tư vấn nên dùng chiếc gương để cải biến tình hình kinh doanh. và với một lời khuyên "Khi nào tiền bạc dồi dào thì phải che tấm gương lại". Nhà kinh doanh cũng làm đúng như lời người nhà tư vấn nọ, nhưng một thời gian sau thì lụi bại. Được biết, bà cũng đã che chiếc gương lại nhưng là khi làm ăn đã đi xuống chính vì thế cũng chẳng còn tác dụng gì nữa. Câu chuyện này chỉ muốn nhắc nhở mọi người về lòng tham và giới hạn. Mọi thứ ở đời đều có tính tương đối. Hãy biết dừng đúng thời điểm.
Nguồn: lichvansu.wap.vn