• Trang chủ
  • Nghi lễ và phong thủy cần thiết khi nhập trạch

    Nghi lễ và phong thủy cần thiết khi nhập trạch

    0
    888

    Nghi lễ và phong thủy cần thiết khi nhập trạch


    Theo phong tục tập quán về tâm linh của người Việt, khi bắt đầu chuyển nhà tới nơi ở mới chúng ta thường quan tâm đến các nghi thức cúng lễ thần linh và ông bà tổ tiên để được gia hộ cho cuộc sống mới được bình yên, an lạc. Chắc bạn đang tự đặt ra câu hỏi phải cúng lễ như thế nào khi chuyển nhà mới? Với bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn các cách thức cúng lễ cũng như những điều cần kiêng kị khi chuyển tới ngôi nhà mới.




    nhung-dieu-can-thiet-khi-cung-nhap-trach Cúng lễ trước khi chuyển nhà

    Trong quá trình chuyển nhà phải chú ý tới các lễ nghi sau đây :


    - Điều đầu tiên quan trọng hơn tất cả chính là chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất. Trường hợp bạn không thành thạo việc này có thể tìm đến các chuyên gia phong thủy để được tư vấn kỹ càng.


    - Việc chuyển tới nhà mới phải thực hiện chính xác theo ngày giờ đã chọn sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm này. Tránh mời thêm bạn bè, khách khứa vì đây không phải là tiệc tân gia. Cần hiểu và phân biệt rõ ngày chuyển nhà và ngày tân gia (hay còn gọi là ngày mừng nhà mới) là khác nhau để không phạm phải sai lầm nghiêm trọng này.


    - Đồ dùng quan trọng liên quan tới tâm linh như bài vị tổ tiên, tượng thần tài… nên do chính tay chủ nhà cầm tới nhà mới trước.


    - Các thành viên trong gia đình ai cũng phải tham gia trong quá trình chuyển nhà, mỗi người ít nhất nên cầm một thứ đồ từ nhà cũ sang nhà mới.


    - Vào nhà bạn nên chú ý tới thời gian chuyển vào nên là buổi sáng sớm, giữa trưa hoặc cuối ngày lúc hoàng hôn, không nên chuyển nhà vào buổi tối.


    Các nghi thức khi chuyển nhà:




    chuyen-nha-tron-goi Chuyển đồ về nhà mới

    - Người đầu tiên bước vào nhà nên là đàn ông. Bạn nên mang theo một chiếc chiếu ( hoặc cái đệm) đang sử dụng vào nhà mới trước tiên. Tiếp theo đó là bếp lửa cũng có thể là bếp ga hoặc dầu, không nên mang bếp điện bởi bếp điện có nhiệt mà không có lửa. Trước khi vào nhà nên bật bếp đến giờ đẹp thì ta bước vào nhà. Để bếp ở giữa nhà sau đó mang tới các phòng. Ý nghĩa của việc này là sưởi ấm cho căn nhà mới của bạn giúp căn nhà luôn luôn ấm áp.


    - Người thứ hai vào nhà mang theo một xô nước đầy sóng sánh, lênh láng khi đi lắc xô nước cho nước sánh ra nhà hoặc đặt xô giữa nhà. Việc này được người xưa cho rằng sẽ mang tiền bạc của cải tràn tới gia đình (người này có thể là phụ nữ nhưng không nên là phụ nữ có thai).


    - Người phụ nữ trong gia đình mang theo thùng đựng gạo, túi gạo và muối vào bếp đổ gạo vào thùng (để tràn càng tốt), đổ muối vào âu. Nghi thức này cho thấy bếp núc dồi dào luôn luôn đủ ăn đủ uống.


    - Người phụ nữ sau khi đổ gạo muối nên đun một siêu nước đầy, nếu nước sôi thì cứ để tiếp tục sôi càng lâu càng tốt mới tắt lửa.


    Cách cúng nhập trạch:


    - Đặt một bàn hoặc mâm lễ vật ở hướng đẹp phù hợp với gia chủ, tự tay người chủ gia đình thắp nhang (có thể làm một bát nhang tạm thời) và khấn lễ sau đó gia chủ châm bếp và đun nước.


    - Gia chủ khấn cúng thần linh với nội dung : xin phép được nhập vào nhà mới, xin được lập bát nhang thờ thần linh, xin phép thần linh cho rước các vong linh trong gia đình mình tới nơi ở mới hiện tại để thờ phụng.


    Các lưu ý trong quá trình cúng lễ chuyển nhà:


    - Đun nước lần đầu tiên tại nơi ở mới nên để sôi khoảng 5-10 phút, càng lâu càng tốt sau đó mới tắt lửa. Mục đích của việc đun nước để khai bếp pha trà dâng lên Thần linh và gia tiên, nước này có thể đem ra mời khách sau đó.


    - Nếu gia chủ chưa có nhu cầu ở ngay mà chỉ nhập trạch lấy ngày tốt thì nên ngủ lại một đêm tại nhà mới


    - Khấn thần linh xong, gia chủ nên cáo yết Gia Tiên trước khi dọn đồ đạc. Sau quá trình dọn dẹp, gia đình nên tổ chức lễ bái tạ Thần linh và Tổ tiên để cầu bình yên.


    Những điều kiêng kỵ khi chuyển đến nhà mới:


    - Không nên dọn nhà khi trong nhà có người mang thai. Nếu bắt buộc phải chuyển hãy mua một chiếc chổi mới tinh cho đích thân người mang thai quét dọn qua đồ đạc một lượt trước khi chuyển đi để tránh phạm úy.


    - Vào ngày chuyển nhà, luôn luôn nói những điều tốt đẹp, an lành và tuyệt đối tránh nói đến bất kỳ điều gì không hay, tiêu cực.


    - Không nên cãi vã, tranh luận, gây gổ, mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức hay khóc lóc vào ngày chuyển nhà. Bởi vì toàn bộ những hành động này tượng trưng cho sự bất hạnh và mối bất hòa trong gia đình.


    - Bạn nên bật sáng tất cả các bóng đèn, xả tất cả các vòi nước để thông đường ống nước... nói chung là khởi động mọi thiết bị gas và điện tử trong nhà để chắc chắn các chức năng được chuẩn bị sẵn đều hoàn hảo.


    - Không nên ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật.


    - Không được bước vào nhà mới với hai bàn tay trắng. Tất cả các thành viên trong gia đình đều phải mang theo một thứ gì đó tốt đẹp. Đó có thể là trái cây như Cam - biểu tượng của sự thịnh vượng, táo - biểu thượng của sự an toàn, lê - biểu tượng của sự may mắn, lựu - biểu tượng của những cơ hội và đào - biểu tượng của sức khỏe dồi dào.


    Bạn cũng có thể mang theo thứ gì đó có giá trị như vàng, trang sức, sổ tiết kiệm và bất cứ thứ gì tượng trưng cho sự may mắn.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815