• Trang chủ
  • Cúng ông Táo đúng cách là phải cúng như thế nào?

    Cúng ông Táo đúng cách là phải cúng như thế nào?

    0
    1734

    Cúng ông Táo đúng cách là phải cúng như thế nào?


    Hằng năm vào Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình lại làm mâm cỗ cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là ngày ông Táo về Thiên đình thông báo mọi điều tốt xấu trong gia đình trong năm qua với Ngọc Hoàng.


    Việc thờ cúng ông Táo nhằm thể hiện sự mong muốn, Táo Quân giúp giữ bếp lửa gia đình để luôn hạnh phúc và ấm áp.




    Đọc thêm: Vị trí nên cúng ông Táo, ông Công là ở đâu?



    Theo quan niệm của người xưa, Ông Táo quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp phù hộ cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại trở về hạ giới để tiếp tục công việc. Ông Táo coi quản mọi việc bếp nút trong nhà.


    Lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công, ông Táo về chầu trời


    Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.


    bep-cung-ong-tao-23-thang-chap


    Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia nghiên cứu tâm linh Nguyễn Văn Dương cho rằng, việc đưa ra ý kiến hướng dẫn cúng ông Táo như vậy là không đúng với phong tục cũng như các quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc.




    Đọc thêm: Tại sao cúng ông Táo thường vào ngày 23 tháng chạp hàng năm?



    "Thực tế là đúng ông Công là thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.


    Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam", ông Dương nói.


    Cũng theo ông Dương, trên bàn thờ các gia đình luôn có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.


    Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ.


    "Phải khẳng định thêm rằng, bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp còn chỗ thờ cúng phải sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.


    Mọi người nên giữ đúng truyền thống và nét đẹp trong cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp của cha ông ta đã truyền lại từ nhiều đời", ông Dương nhấn mạnh.


    Còn chuyên gia Nguyễn Vĩnh Kiên cũng cho hay, nếu nói nên cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng thì cũng nên chuyển bàn thờ thần tài ở góc nhà xuống bếp để thờ.


    "Tôi không hiểu ai lại khuyên người ta đưa ông Táo xuống bếp cúng. Điều đó là vô cùng sai lầm, đi ngược lại quy tắc thờ cúng mà cha ông ta vẫn thường làm vào mỗi dịp 23 tháng Chạp.


    Cá nhân tôi cho rằng, nếu ai đó khuyên nên cúng ông Táo xuống bếp thì giả sử người đó cũng thờ bàn thờ thần tài ở góc nhà cũng nên chuyển xuống bếp.


    Bởi, theo truyền thuyết, thì ông thần tài là một người chết ở xó bếp sau đó gia đình đó, thờ cúng gặp nhiều may mắn nên thờ và lâu dần thành thần tài", ông Kiên bày tỏ.



    Lễ vật cúng ông Táo


    Giấy cúng Ông Táo: Quần áo cho Ông Táo, Bà Táo, áo, mũ hia, giấy tiền vàng.


    le-vat-cung-ong-tao-hang-nam


    Mâm lễ mặn cúng: mâm cơm mặn, gà luộc, trầu cau, bình trè, chè xôi, bánh chưng, bánh kẹo, heo quay.....

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815