• Trang chủ
  • Cúng giổ tổ nghề sân khấu - 11 cúng chay 12 cúng mặn

    Cúng giổ tổ nghề sân khấu - 11 cúng chay 12 cúng mặn

    0
    3710

    Cúng giổ tổ nghề sân khấu - 11 cúng chay 12 cúng mặn


    Cúng giổ tổ nghề - Thờ tổ nghề được coi là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho nhân dân, di dưỡng đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".



     <em><strong>Danh hài Hoài Linh thành tâm cúng Tổ.</strong></em>
    Danh hài Hoài Linh thành tâm cúng Tổ.

    Các tổ ngành sân khấu Việt Nam


    ·         Phạm Thị Trân là bà tổ nghề hát chèo Việt Nam.


    ·         Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn là các vị tổ của nghệ thuật sân khấu tuồng.


    ·         Tống Hữu Định (1896-1932) là ông tổ Cải Lương. Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho, cũng là người được cho là có công nhất trong việc gây dựng lối hát Cải lương buổi ban đầu.


    ·         Vũ Đình Long tổ nghề kịch nói.


    ·         Trần Quốc Đĩnh tổ nghề hát xẩm.


    ·      Đinh Dự tổ nghề ca trù Việt Nam. Ông được nhiều vùng có di sản ca trù thờ phụng như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình.] Ca trù sau này còn có một số vị tổ nghề địa phương như: Phan Tôn Chu tổ nghề ca trù Cổ Đạm ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh; Đào Thị Huệ tổ nghề ca trù Đào Đặng, Hưng Yên.


    ·         Nguyễn Lan Hương (1887 – 1949) tổ nghề nhiếp ảnh (chủ cửa hiệu Hương Ký, là một hiệu ảnh ở phố Hàng Trống, bây giờ là khách sạn Phú Gia). Có thông tin khác lại cho là Đặng Huy Trứ là tổ nghề nhiếp ảnh.



    >>> Nhận đặt mâm cúng giỗ tổ nghành cơ khí


     <em><strong>Phương Thanh - Dương Triệu Vũ trong ngày Giỗ Tổ.</strong></em>
    Phương Thanh - Dương Triệu Vũ trong ngày Giỗ Tổ.


    • Những giai thoại ly kỳ


    Hằng năm, cứ đến giữa tháng 8 âm lịch, sân khấu các nơi lại rộn ràng cúng tổ. Trong ngày này, nghệ sĩ thường gác lại mọi công việc, chia thành từng đoàn, đi hết sân khấu này đến sân khấu khác, rạp này đến rạp khác để thắp hương, dâng lễ. Tuy nhiên, khi được hỏi tổ nghiệp là ai thì mỗi người lại kể một cách khác nhau...


    NSƯT Kim Tử Long cho biết: "Từ khi bước chân vào nghệ thuật, hầu như người nghệ sĩ nào cũng luôn tin rằng trên đầu có thần linh. Mặc dù đến giờ, vẫn chưa biết chính xác tổ nghiệp của ngành sân khấu là ai, chỉ biết rằng đó là đấng linh thiêng, luôn theo "độ" cho sân khấu. Nghệ sĩ cảm thấy tin tưởng và thờ cúng. Lớp nghệ sĩ trẻ thì chưa đi sâu vào vấn đề này nhưng thế hệ trước, những người lớn tuổi thì rất tin tưởng và coi trọng, trước khi lên sân khấu luôn phải thắp nhang, khấn tổ".


    Trong những giai thoại về ông tổ ngành sân khấu, giai thoại mà chúng tôi được nghe nhiều nhất là về hai vị hoàng tử mê coi hát đến mức kiệt sức, ôm nhau chết. Linh hồn của họ thường xuyên hiện lên coi hát nên người trong nghề bèn lập bàn thờ, phụng kính là tổ. Ngày hai vị hoàng tử qua đời cũng trở thành ngày giỗ tổ hằng năm của ngành sân khấu.


    NSND Đinh Bằng Phi, người có nhiều năm nghiên cứu về hát bội nói riêng và sân khấu nói chung, cho biết truyền thuyết này còn có thêm câu chuyện rằng xưa có một nhà vua không có con nên thường xuyên làm lễ cầu xin trời phật ban phúc. Mỗi khi làm lễ, có một người giả làm thần múa hát, bay lên trời dâng sớ. Sau này, hoàng hậu hạ sinh được hai vị hoàng tử. Cả hai lớn lên đều rất mê ca hát.


    Một hôm, hai vị hoàng tử lén vua cha đi xem hát rồi say mê đến nỗi quên ăn, quên ngủ, kiệt sức, ôm nhau chết. Từ đó, nghệ sĩ thường thấy hai hoàng tử hiện về xem hát nên lập bàn thờ phụng, gọi là tổ. Bởi thế, trên bàn thờ trong các đoàn hát thường có đặt hai cốt gỗ nhỏ như búp bê, tượng trưng cho hai vị hoàng tử.




     Cúng giỗ tổ nghề sân khấu
    Cúng giỗ tổ nghề sân khấu


    • Ông tổ cũng là... ăn cướp, ăn mày


    Nói về "ông tổ" ngành sân khấu, còn có nhiều giai thoại khác, trong đó có cả chuyện "ông tổ" xuất thân từ ăn cướp, ăn mày... Bởi thế, nghệ sĩ rất kiêng kỵ cho tiền ăn xin vì cho rằng như thế là xúc phạm tổ nghiệp.


    Nghệ sĩ Thiên Kim cho rằng có lẽ cũng vì ông tổ xuất thân từ ăn mày nên đã là nghệ sĩ, ít nhiều gì cũng có lúc lang thang, khốn khó nhưng không ai dám trách tổ vì tổ đã cho nghệ sĩ cái nghề, nhận về thế nào là do phần số.


    Theo NSND Đinh Bằng Phi, những giai thoại này được đặt ra thực chất là để tạo sự tin tưởng. Tất cả những người làm sân khấu đều coi mình là con cháu của "ông tổ".


    Ông lý giải: "Ông cha ta đặt ra những giai thoại này vừa dựa trên thực tế, vừa mang tính hoang đường, rồi truyền miệng từ đời này truyền sang đời khác. Ví dụ, giai thoại hai vị hoàng tử là hai vị hoàng tử nào đó, đâu rõ đời nào đâu. Còn nếu nói ông tổ là ăn mày thì là do người hát luôn tôn kính tất cả các nghề, vì nghề nào cũng có đóng góp cho sự nghiệp sân khấu cả. Tại sao ăn mày được cho là ông tổ? Vì khi diễn nhân vật ăn mày, nghệ sĩ cũng phải học nghề ăn mày. Để nhớ ơn, sau này, họ liệt những người có đóng góp cho sân khấu đều là tổ. Ăn mày là một cái nghề mà người hát học được để diễn trên sân khấu, cũng giống như thợ may, thợ rèn, thầy thuốc... thậm chí là ăn cướp".


    Xuất phát từ thực tế, mỗi vai diễn, nghệ sĩ phải học từ cuộc sống, từ người thật, việc thật rồi mới đưa lên sân khấu nên những vị tổ sư của các ngành nghề có liên quan đến vai diễn của nghệ sĩ đều được tri ân, gọi là hậu tổ. Đó có thể là thợ may, thợ mộc, thợ rèn... gọi chung là thập nhị công nghệ.


    NSND Đinh Bằng Phi cũng cho rằng dù là giai thoại nào thì cũng thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn của nghệ sĩ dành cho những người đã có đóng góp cho ngành sân khấu.


    "Ông tổ, với họ, tức là người đã truyền lại cuộc sống, công việc... cho họ. Cúng tổ nghĩa là thể hiện lòng biết ơn đến những người có công đóng góp cho sân khấu. Những câu chuyện không có gì là thực tế nhưng chứng tỏ người nghệ sĩ là người nhớ ơn tất cả, kể cả những người đi theo gánh hát, hậu đài đều được tôn trọng, thờ cúng. Hậu tổ còn bao gồm cả những nghệ sĩ có công với sân khấu, những bậc tài hoa xuất chúng, như ông Cao Văn Lầu, Trần Hữu Trang, NSND Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ...", NSND Đinh Bằng Phi chia sẻ.


    Theo những người làm nghề lâu năm, chuyện thờ tổ xuất phát từ các đoàn hát bội rồi "lan" sang cải lương, kịch nói... Sau này, giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu cũng duy trì việc cúng tổ hằng năm và khấn tổ trước khi ra diễn.


    Ngoài những giai thoại về "ông tổ", giới nghệ sĩ còn truyền tai nhau những điều kiêng kỵ và cả những câu chuyện về "tổ trác", "tổ độ" vô cùng ly kỳ, khó mà lý giải được...


    Theo BÁCH KHOA TOÀN THƯ – THANH NIÊN


    Xem thêm: Bài cúng giỗ Tổ nghề Sân Khấu>>>>> TẠI ĐÂY

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815