• Trang chủ
  • Cách sơ cứu khi bé bị bỏng mà mẹ nào cũng phải biết

    Cách sơ cứu khi bé bị bỏng mà mẹ nào cũng phải biết

    0
    1512

    Bác sỹ Nguyễn Xuân Anh, chuyên gia Bệnh viện FV chia sẻ cách xử trí sơ cứu và điều trị cho những trường hợp bỏng nước nóng do tai nạn sinh hoạt.


    Dạo này có nhiều trường hợp em bé nhỏ nghịch bị phỏng nước nóng như: nước pha sữa, nước canh nóng, nước trong vòi nóng lạnh... Bé chụp tay vào và bị phỏng độ 2 ( phồng rộp da và nổi bóng nước). Nếu điều trị không đúng cách ngay từ nhưng giây phút đầu tiên sẽ có thể dẫn vết thương nhiễm trùng, lâu lành và các di chứng về sau rất dễ gặp như sẹo xấu co rút các ngón tay, thành thương tật vĩnh viễn cho các bé.


    cach-so-cuu-khi-be-bi-bong-cac-me-phai-thuoc-long


    Bác sỹ Nguyễn Xuân Anh, chuyên gia Bệnh viện FV chia sẻ  cách xử trí sơ cứu và điều trị cho những trường hợp bỏng nước nóng do tai nạn sinh hoạt.


    Bác sỹ Nguyễn Xuân Anh là người thường xuyên có những bài viết tư vấn cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em trên facebook cá nhân và được nhiều cha mẹ tin tưởng.


    Những loại thuốc cần có


    Hai bộ đôi nên có sẵn ở tủ thuốc gia đình khi có trẻ nhỏ và ông già bà cả là:


    - chai nước muối sinh lý NaCl 9 0/00 500ml.


    - một tube kem: BIAFINE hay SILVIRIN mua dể ở các nhà thuốc Tây.


    Ngoài ra, bông gòn, gạc vô trùng, băng keo cuộn vải Urgo hoặc băng thun cũng là những vật dụng y tế không thể thiếu


    Cách xử lý:


    Ngay sau khi bé bị tai nạn bỏng bàn tay, hãy bình tĩnh nhanh chóng đưa bé đến ngay vòi nước trong nhà xối rửa nhiều nước (lưu ý không xối nước đá hoặc nước lạnh). Mục đích của việc làm này là làm cho da bớt nóng, bớt bị mất nước và sẽ bớt đau, sẽ giảm diện tích da bị thương và giảm độ nặng của tổn thương bỏng.


    Trong khoảng 15 phút, sau đó bôi dầy kem BIAFINE hoặc SILVIRIN lên các ngón tay bị bỏng, dùng gạc vô trùng tách giữa các kẻ ngón tay và đắp gạc lên toàn bộ vết thương bỏng, băng lại.


    Sau đó tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ, diện tích bỏng lớn hay nhỏ, nhà ở gần bệnh viện hay ở xa bệnh viện để đưa các bé đến khám cho bác sỹ đánh giá tình trạng bỏng và có hướng xử trí thích hợp.


    Trong trường hợp trẻ bị nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà: mỗi ngày thay băng với NaCL và bôi kem BIAFINE dầy lên vết bỏng, đắp gạc băng vô trùng lại để giữ độ ẩm cho da. Sau đó là thay băng cách ngày....


    Sau 2 tuần đa số vết bỏng độ 2 sẽ lành đẹp và ít để lại sẹo


    Trường hợp bé 1,5 tuổi bị bỏng nước sôi phồng rộp cả bàn tay, cha mẹ điều trị đơn giản thay băng các ngày với Nacl và Biafine, sau 2 tuần bàn tay đã xinh xắn trở lại. (ảnh do BS Nguyễn Xuân Anh cung cấp)

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815