• Trang chủ
  • 5 điều cần biết về lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp 2018

    5 điều cần biết về lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp 2018

    0
    4637

    Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo. Dưới đây là tất cả những điều cần biết về tục lệ nói trên, từ mâm cỗ cúng, thời gian, địa điểm cũng như bài khấn...


    Tại sao phải cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp


    Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch hàng năm) là ngày Táo quân về chầu trời để báo cáo công việc đã xảy ra dưới trần gian trong suốt một năm. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình đều thành tâm chuẩn bị lễ vật cúng ông Táo về trời.


    Ba vị Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc.


    Khi sang đến Việt Nam, ba vị thần đó đã được Việt hóa thành sự tích "Hai ông một bà" và ba vị thần đó là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp.




     lễ vật cúng ông táo
    lễ vật cúng ông táo

    Xưa kia, nàng Thị Nhi có chồng tên là Trọng Cao. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc nhưng mãi mà hai người không có con. Dần dà, Trọng Cao trở nên cọc cằn, hay kiếm chuyện để dằn vặt người vợ của mình.


    Một hôm,Trọng Cao đã ra tay đánh Thị Nhi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ và đuổi nàng đi.


    Nhi bị chồng đuổi, đã lang thang đến một xứ khác và gặp Phạm Lang. Sau đó, hai người phải lòng nhau rồi sau đó kết thành vợ chồng.


    Sau khi vợ bỏ đi, Trọng Cao cảm thấy quá ân hận vì hành động của mình nên đã rời xứ tìm vợ.


    Đến lúc hết gạo, hết tiền, Trọng Cao trở thành kẻ ăn xin dọc đường. Duyên số run rủi, Trọng Cao lại vào ăn xin đúng nhà của vợ cũ - Thị Nhi và Phạm Lang.


    Ngay khi chồng cũ của mình bước vào, Thị Nhi sớm nhận ra nên nàng đã mời vào nhà, nấu cơm mời chồng cũ ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang về nhà nên Trọng Cao phải trốn ở đống rơm.


    Đến tối, khi muốn hun rơm để bón ruộng, Phạm Lang đã châm lửa đốt đống rơm. Thấy chồng cũ gặp nạn, Thị Nhi liền nhảy vào cứu nhưng không kịp. Thương vợ, Trọng Cao cũng nhảy vào.


    Sau khi chết, Ngọc hoàng thượng đế thấy cả ba người đều sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Táo Quân.



    Cúng ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp có được không?


    Theo quan niệm dân gian, khoảng 11h - 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công, ông Táo đã bay về chầu trời.


    Chính vì thế, việc cúng lễ phải được tiến hành trước thời điểm này. Gia chủ có thể tùy vào thời gian rảnh, điều kiện hoàn cảnh của mình để tiến hành cúng ông Táo miễn sao phải cúng trước thời điểm 11h ngày 23 tháng Chạp.


    Liên quan đến thời điểm nào cúng ông Táo là tốt nhất, chuyên gia Nguyễn Võ Uyên Mi chia sẻ trên trang Phụ nữ sức khỏe cho biết, ngày 23 tháng Chạp năm nay là ngày Ất Sửu nên gia chủ cúng vào giờ Canh Thìn (7h sáng), giờ Tỵ (9h sáng) và đặc biệt phải cúng trước 11h trưa là tốt nhất.


    Hay như năm trước, năm 2018, nhiều chuyên gia phong thủy cho biết, 2 ngày tốt mà gia chủ có thể thắp hương cúng ông Táo là ngày:




    • 22 tháng Chạp (ngày Canh Ngọ)

    • 20 tháng Chạp (ngày Mậu Thìn).


    Cúng ông Táo ở nhà thuê như thế nào?


    "Nếu đi thuê nhà, có cần cúng ông Công ông Táo hay không" là thắc mắc của rất nhiều người.


    Để lí giải cho vấn đề trên, chuyên gia phong thủy Thiên Luân (diễn đàn Lý học Phương Đông) cho biết, nếu không cúng nhập trạch khi thuê nhà thì người thuê nhà không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo dịp 23 tháng Chạp.




     Lễ cúng ông Táo ông Công cần nên biết những điều này
    Lễ cúng ông Táo ông Công cần nên biết những điều này

    Tuy nhiên, chuyên gia phong thủy trên cũng thông tin thêm, việc thờ cúng là vấn đề tâm linh. Và "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nên việc có cúng hay không, tùy thuộc vào ý nguyện cũng như điều kiện, hoàn cảnh của người thuê nhà.


    Nếu các bạn sinh viên, hộ gia đình thuê nhà trọ có ở chung với chủ nhà thì việc cúng ông Công ông Táo cũng không nhất thiết, nhất là khi chủ nhà bên cho thuê đã làm lễ cúng cho nhà của mình.



    Cúng ông Táo ở đâu?


    Chia sẻ với báo VTC, TS Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo thường được đặt trong bếp.


    Có thể đặt bàn thờ ông Táo bên cạnh hoặc phía bên trên bếp. Điều đó thể hiện tín ngưỡng thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.


    Ngày xưa, vào ngày 23 tháng Chạp, gia chủ thường đặt lễ cúng Táo quân trong bếp - nơi có ban thờ riêng các Táo.


    Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hơn rất nhiều, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo nên thường gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính.



    Cúng ông Táo gồm những gì?


    Ngoài mâm cỗ mặn, hương hoa, đèn, trầu cau, hai mũ Táo ông, một mũ Táo bà, bộ quần áo, hia hài thì trên mâm lễ cúng 23 tháng Chạp, thứ không thể thiếu nữa là cá chép.


    Theo phong tục ở miền Bắc, người dân còn cúng cá chép còn sống để các Táo có phương tiện về chầu trời, với ngụ ý "cá chép hóa rồng". Sau khi làm lễ, cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông).


    Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, do công việc bận rộn kèm theo điều kiện hoàn cảnh không cho phép nên nhiều gia đình lựa chọn cá chép bằng vàng mã để làm lễ vật cúng ông Công ông Táo.



    Mâm cỗ chay


    Nếu gia chủ cúng Táo quân cỗ chay, thứ không thể thiếu đó là hoa quả. Ngoài ra, một số gợi ý về món ăn trong mâm cỗ:




    • Trầu cau

    • Nước lọc

    • Salad trộn

    • Nộm

    • Rau xào

    • Gỏi cuốn chay

    • Nấm xào

    • Canh đậu hũ

    • Giò chay

    • Xôi lạc

    • Xôi gấc

    • Bánh chưng chay

    • Xôi chè


    Mâm cỗ mặn


    Nếu dùng mâm cỗ mặn để cúng Táo quân, gia chủ có nhiều gợi ý hơn như các món làm từ thịt gà, lợn, các món canh xương, hải sản...


    Một số gợi ý mâm cỗ mặn cúng Táo quân:




    • Canh chân giò măng mọc

    • Xào thập cẩm

    • Giò lụa

    • Miến xào hải sản

    • Tôm chiên

    • Rao xào

    • Súp gà

    • Gà luộc

    • Bánh chưng

    • Xôi giò


    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815