• Trang chủ
  • Lễ cúng ông Táo ông Công cần nên biết những điều này

    Lễ cúng ông Táo ông Công cần nên biết những điều này

    0
    1338

    Lễ cúng ông Táo ông Công cần nên biết những điều này


    Lễ cúng ông Công, ông táo là lễ cúng truyền thống của người Việt thường được thực hiện trước 12h ngày 23 tháng chạp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời tâu Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra dưới trần gian một năm qua.



    Đồ cúng ông Công, ông Táo


    Hàng năm, người dân chuẩn bị đồ cúng ông Công, ông Táo chỉ đơn giản là trái cây, hoa, bánh, kẹo, nước với mong muốn ông Táo nói những điều hay, tốt đẹp cho gia đình. Nếu làm mâm cúng mẵn thì đặt lên ban thờ, đặt ở bàn bên dưới.


    Đồ cúng ông Công, ông Táo thường có 3 chiếc mũ ông công, trong đó hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Giấy cúng vàng mã này sẽ được hóa (đốt đi) sau lễ cúng ông Táo.


    do-cung-ong-tao-ong-cong


    Để ông Công, ông Táo có phương tiện về chầu trời, người dân miền Bắc thường cúng con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong thau nước, với ý nghĩa "cá hóa rồng" đưa ông Táo về chầu trời. Sau khi cúng, cá sẽ được thả phóng sinh ra ao hồ hay ra sông. Nhiều nơi không biết, dùng cá rán (cá luộc) để cúng là không phải. Đặc biệt, người dân cũng không nên theo trào lưu phóng sinh mà mua cả chậu cá, thả cua, ốc, rùa.




    Đọc thêm: Sự tích ông Táo ông Công ngày 23 tháng chạp



    Ở miền Trung, người dân còn cúng thêm một con ngựa bằng giấy có yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì chỉ cúng mũ, áo và đôi hài bằng giấy.



    Nơi đặt đồ cúng ông Ông, ông Táo


    Theo đúng nghi lễ thì ông Táo sẽ được cúng dưới bếp còn ông Công sẽ được cúng ở bàn thờ chính trên nhà cùng với mâm cúng gia tiên. Vì vậy vào ngày này, các gia đình cần có ít nhất 2 bàn thờ và  cá chép. Sau khi hóa vàng thì người dân sẽ thả toàn bộ cả lư nhang, chân nhang và cá chép ra sông hoặc hồ để các thần được về Trời. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều địa phương, nhiều gia đình lại cúng tách ra thành: cúng Táo quân ở trong bếp, cúng tổ tiên ở bàn thờ chính và cúng Thổ công ở ban thờ noài trời, hay còn  được gọi là bàn thờ Trời đất, thông thường là ở trên sân thượng của các nhà có mái bằng.


    nhung-noi-dat-do-cung-ong-tao


    Một số nơi, đặc biệt là miền Nam, người dân có xu hướng lập ban thờ Táo quân riêng ở góc bếp.



    Thời gian đưa ông Táo


    Người dân thường làm lễ cúng ông Công, ông Táo trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để ông Táo kịp về trời báo cáo. Theo truyền thuyết đến tối ông Táo mới lên trời. Chúng ta có thể cúng trong ngày 23 hoặc nếu vì lý do thời gian có thể làm từ 21 đến 23 tháng Chạp.


    Lưu ý: Khi cúng ông Công, ông Táo thường không cầu xin phú quý, không cầu xin no đủ, mà chỉ xin ông Táo bẩm báo những điều tốt lành, hạn chế điều không hay.

    Viết bình luận

    Chú ý: Không sử dụng các mã lệnh HTML!

    1900636815